0904030189

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ trong giao tiếp

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ trong giao tiếp

Thông thường, trẻ em biết nói và đọc từ rất sớm, một vài trường hợp trẻ đã biết đọc từ khi lên 2 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trẻ, khả năng đọc chữ lại rất kém, điều này có thể liên quan tới trí tuệ của nhỏ, điều này có thể cải thiện dễ dàng qua quá trình học tập kiên trì, nhưng, có một số trường hợp đặc biệt thì lại liên quan đến chứng rối loạn về ngôn ngữ khiến cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học và giao tiếp,.. Chứng rối loạn về ngôn ngữ không phải quá phổ biến tuy nhiên, hiện nay chứng rối loạn này đang có xu hướng gia tăng khiến cho nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc giáo dục trẻ



Rối loạn ngôn ngữ, là một hội chứng rối loạn về thần kinh có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của trẻ, điều này rất có thể làm giảm khả năng thích ứng của trẻ với xã hội, cũng giảm khả năng tư duy, nhận thức,… Trẻ có thể trở nên dè dặt, nhút nhát và chỉ muốn giao tiếp với gia đình. Rối loạn ngôn ngữ khiến được chẩn đoán khi trẻ đến 4 tuổi, sự rối loạn này có thể ổn định theo thời gian và tồn tại đến cả khi trưởng thành, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập, sinh sống và công việc tương lai.

Biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ được thể hiện chủ yếu ở sự khó khăn ở việc học và sử dụng các hình thức ngôn ngữ khác nhau, như nói, đọc, viết và ngôn ngữ ký hiệu. Sự rối loạn ngôn ngữ có thể phát triển từ sớm, tuy nhiên, chỉ khi sau này triệu chứng mới thấy rõ khi nhu cầu về sử dụng ngôn ngữ tăng cao. Chính vì điều này, cha mẹ sẽ rất khó nhận biết sự rối loạn ngôn ngữ này ở con khi còn nhỏ, vì vậy, cha mẹ nên quan tâm, để ý đến các biểu hiện của con trong quá trình lắng nghe hoặc sử dụng ngôn ngữ để có những biện pháp giáo dục đặc biệt phù hợp với con từ khi con nhỏ. Con cái có thể có biểu hiện lo lắng, lảng tránh, khó hiểu khi giao tiếp, đấy có thể là một số chi tiết nhỏ giúp cha mẹ có hiểu được trẻ đang phát triển bình thường hay không.

Những biểu hiện của trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ – Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn dai dảng trong hình thành và sử dụng ngôn ngữ, điều này có thể kéo dài rất lâu và ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống. Đôi khi vì điều này, trẻ có thể bị đánh giá thấp trong việc học tập và càng về lâu dài, điều này làm giảm niềm tin của trẻ vào bản thân khi chứng rối loạn này thường không được quá nhiều người chú ý.

Giảm vốn từ: Trẻ mắc chứng rối loạn về ngôn ngữ sẽ bị suy giảm về vốn từ cũng như khả năng tiếp nhận các từ mới, cũng như hiểu và sử dụng từ là chậm và khó khăn so với những người bạn cùng trang lứa. Khi bắt đầu giai đoạn học nói, câu nói của trẻ sẽ ngắn và ít phức tạp hơn, khả năng lựa chọn từ đúng cũng gặp khó khăn.

Hạn chế khả năng đặt cấu trúc câu: Thông thường, trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong khả năng đặt cấu trúc câu, sự ghép từ của trẻ sẽ gặp một số vấn đề khiến cho ngữ pháp của trẻ bị sai hoặc rối, cũng như ảnh hưởng đến cách nói chuyện của trẻ như việc diễn giải hoặc mô tả một chủ đề hoặc chuỗi sự kiện một cách kém hiệu quả, rất dễ làm hỏng cuộc nói chuyện với người khác và không đạt được hiệu quả trong giao tiếp, đặc biệt là đối với công việc trong tương lai.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ trong giao tiếp

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Nguyên nhân của rối loạn giao tiếp có một thành phần di truyền mạnh mẽ, những người bị rối loạn ngôn ngữ có nhiều khả năng là có các thành viên khác trong gia đình có tiền sử khiếm khuyết ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ cũng liên quan chặt chẽ với các rối loạn phát triển thần kinh khác, chẳng hạn như rối loạn học học tập biệt định , rối loạn tăng động/ giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tự kỷ phức hợp.

Tuy nhiên, ở một số người thì khả năng thích nghi với điều này khá tốt, họ có thể dựa vào hoàn cảnh cũng như kinh nghiệm để  để đề ra một số chiến lược ứng phó với việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ của mình.

Để điều trị sự rối loạn này, cần tập trung vào các phương pháp để cải thiện ngôn ngữ của trẻ. Có thể cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động liên quan đến giao tiếp, các hoạt động nhóm. Ngoài ra, tránh các hoạt động thiếu giao tiếp ở trẻ như cho chơi điện tử, máy tính, điện thoại quá nhiều cũng như việc cha mẹ nên dành thêm thời gian tiếp xúc, trò chuyện với trẻ, nếu cha mẹ phát hiện trẻ sớm thì tốt nhất hãy mang đến những nhà tâm lý để tiến hành trị liệu một cách tốt nhất theo khoa học.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Minh Đình

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com