0904030189

Chuẩn bị tâm lý để cuộc vượt cạn thành công

Chuẩn bị tâm lý để cuộc vượt cạn thành công

“Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong chào đời”. Hầu hết các bà mẹ đều chờ đợi sự ra đời của con yêu với những cảm xúc hồi hộp, vui mừng, xen lẫn sự lo lắng. Điều gì khiến các bà mẹ lại cảm thấy áp lực, lo lắng, sợ hãi khi ngày sinh nở đã cận kề? Hãy cùng tư vấn An Nam tìm hiểu nguyên nhân của những lo lắng này và sự chuẩn bị trước ngày sinh nở nhé.

Những lo lắng thường thấy của các thai phụ trước ngày lâm bồn

Có lẽ bạn đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện và cảnh tượng về việc sinh đẻ, cơn đau đẻ như thế nào, bộ dạng của mình trong tình trạng đó ra sao và cảm giác đau đớn sau khi sinh xong là như thế nào; nhiều người còn khẳng định có cho tiền cũng không bao giờ đẻ nữa. Chính những điều đó khiến các chị em tự taọ cho mình một áp lực về chuyện sinh đẻ. Tâm lý chung của các thai phụ thường sẽ lo lắng về những vấn đề:

  • Luôn có một tâm trạng bất ổn, lo lắng, hồi hộp không thể gọi thành tên
  • Lo sợ cuộc vượt cạn không thành công, con yêu gặp vấn đề nguy hiểm
  • Lo bản thân phải sinh mổ, không được sinh tự nhiên
  • Cảm thấy sợ hãi khi nghĩ tới cơn đau đẻ. Người ta thường miêu tả cảm giác này có thể xem như là đau đến mức chỉ muốn chết.
  • Thấy lo lắng khi hình dung ra cảnh tượng bản thân đau đớn, vật vã, xấu xí trước mặt chồng, gia đình chồng và những người xung quanh
  • Sợ hãi trong việc phải rạch tầng sinh môn, khâu vết thương và ngại trong việc chăm sóc vết thương sau sinh
  • Cảm thấy lo lắng khi sinh xong không về được vóc dáng ban đầu, các vết rạn chẳng mờ đi.
  • Bối rối, không biết phải làm những gì để chào đón con, bế ẵm con như thế nào, ru con ra sao, thay tã cho con…Đặc biệt vơí những người lần đầu làm mẹ.
  • Không biết sau khi sinh xong, nên giáo dục con như thế nào cho tốt
  • Lo lắng sức khỏe con yêu có được khỏe mạnh như siêu âm hay không

Xem thêm: Bí quyết ứng xử với vợ sau khi vợ sinh con

Chuẩn bị tâm lý để cuộc vượt cạn thành công

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Chuẩn bị tâm lý để cuộc vượt cạn thành công

  • Tự trấn an bản thân bằng cách nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực, xua đi cảm giác lo sợ trong lòng. Hãy luôn tự nhủ rằng, mọi chuyện rồi sẽ ổn, điêù quan trọng là sức khỏe tốt, con yêu mới được khỏe mạnh.
  • Thay vì nghĩ tới cơn đau đẻ, bạn hãy nghĩ tới việc sắp được gặp con yêu sau bao nhiêu ngày tháng đợi chờ. Và bạn cũng cần biết một điều rằng, không chỉ bạn mới là người đau, mà con cũng chịu sự đau đớn hơn bạn, khó khăn lắm mới có thể thoát ra từ bụng mẹ để đến với thế giới bên ngoài. Hãy cùng con yêu cố gắng trong cuộc vượt cạn
  • Bạn học các bài tập về sinh nở để làm quen dần, bạn có thể luyện tập cùng với chồng. Thường thì chúng ta hay lo lắng những vấn đề mà chúng ta không hiểu rõ. 
  • Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở

Xem thêm: Đối phó với stress sau sinh

  • Tâm sự với những người có kinh nghiệm về cách vượt cạn thành công như bà, mẹ, bạn bè, người thân. Chia sẻ những lo lắng của bản thân với chồng, người thân và bạn bè, họ sẽ giúp bạn vững vàng tâm lý hơn.
  • Tìm hiểu các thông tin chuyển dạ, sinh con, chọn cách giảm đau và phục hồi sau khi sinh con.
  • Tham dự các lớp tiền sản để có thêm kiến thức về sinh sản.
  • Vận động thường xuyên và nhẹ nhàng trước thời kỳ sinh nở.\
  • Nghe nhạc, xem phim, đi dạo trong thời gian chờ sinh, để tinh thần được thoải mái hơn.
  • Tưởng tượng đến giây phút con yêu nằm trong vòng tay bạn, hạnh phúc và ấm áp đến nhường nào.
  • Đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy bối rối, không chắc chắn, sợ hãi hay lo lắng thì hãy chia sẻ điều đó với nữ hộ sinh / bác sĩ sản khoa. Cảm giác căng thẳng sẽ khiến bạn không thoải mái khi sinh nở.
  • Tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ. Họ có quy trình, hệ thống và kinh nghiệm để cuộc vượt cạn của bạn được thành công.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Hieu Hieu

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com