0904030189

Trầm cảm sau sinh – phải làm sao?

Trầm cảm sau sinh – phải làm sao?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng người mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, dễ bị kích động, thậm chí tuyệt vọng sau sinh. Chứng bệnh này có thể kéo dài và xảy ra ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có kết quả tốt nếu được phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị đúng cách. Trong đó có thể đề cập đến một số phương pháp như:

1. Sự hỗ trợ từ người thân

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể chữa khỏi nếu có sự quan tâm, chăm sóc của người thân xung quanh. Khi người bệnh không được khỏe, hãy để họ có thời gian nghỉ ngơi hơn bằng cách san sẻ công việc thường ngày. Một điều đáng được lưu tâm hơn nữa, đó là người bị trầm cảm luôn sợ sự cô đơn, đơn độc, hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm tư cùng với họ. 

Bạn bè và gia đình cần động viên, hỗ trợ và chắc chắn người mẹ đang được điều trị trầm cảm. Sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè đóng vai trò quan trọng, giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng.

2. Tham vấn tâm lý

Liệu pháp này sẽ được thực hiện thông qua cuộc trò chuyện riêng giữa chuyên gia tâm lý và người bệnh. Liệu pháp tâm lý sẽ tác động trực tiếp tới tâm lý người bệnh, sẽ phải mất ít nhất từ 3 tới 4 tháng mới có thể đem lại được kết quả tốt.

Các bác sĩ tâm lý có thể sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi. Phương pháp này được chỉ định để phát hiện và thay đổi những suy nghĩ và cách ứng xử tiêu cực khiến triệu chứng trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Một số phương pháp điều trị hữu hiệu khác đối với chứng trầm cảm bao gồm liệu pháp tiếp nhận và cam kết (ACT), liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), liệu pháp tâm động học và liệu pháp quan hệ liên cá nhân.

Xem thêm tại: Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng

3. Điều trị bằng thuốc

Khi người mẹ có những dấu hiệu bất thường về tình cảm tâm lý hơn một tuần, nên tư vấn với bác sĩ.

Cố gắng báo với bác sĩ tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Thuốc được kê toa thông thường là thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng. Thuốc trị trầm cảm bao gồm các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRIs), các chất ức chế serotonin và norepinephrine (SNRIs), thuốc chống loạn thần không điển hình, thuốc chống trầm cảm ba vòng và ức chế monoamine oxidase (MAOIs). Khi sử dụng loại thuốc này cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, hoặc người bệnh cảm thấy khó chịu thì cần đến gặp bác sĩ để được đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng. Nếu sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Xem thêm tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán và mức độ của trầm cảm

4. Vai trò của bản thân

Bên cạnh những phương pháp điều trị về tâm lý, điều trị bằng thuốc cũng như sự san sẻ từ người thân, bạn bè, bản thân người mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Người mẹ đang trầm cảm hãy luôn tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện chứng trầm cảm của mình. 

Điều đầu tiên mà người mẹ cần làm là đảm bảo sức khỏe bản thân mình. Thực hiện một chế độ ăn đầy đủ chất, với các thực phẩm giàu vitamin ngừa trầm cảm, rối loạn tinh thần như rau củ, thịt nạc, hoa quả, sữa tươi…thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và có thêm sữa cho con bú. 

tram-cam-sau-sinh-phai-lam-sao

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Giữ tinh thần lạc quan tuy không chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh trầm cảm song sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Hãy cố gắng đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi việc thật khách quan và thực hiện những việc đem niềm vui vẻ. Luôn tâm niệm rằng, việc trầm cảm sẽ xảy ra tạm thời, mọi thứ rồi sẽ ổn nếu như được thực hiện đúng cách.

Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên dành thời gian cho bản thân để giải trí đầu óc, giúp bệnh tình trở nên thuyên giảm hơn. Hãy cố gắng dành nhiều thời gian để ngủ đủ giấc, xem ti vi, đọc báo, chơi game, tập thể dục thể thao, trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Đừng bao giờ để bản thân rời vào trạng thái cô lập, vì điều đó chỉ làm cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Lan Lan

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com