Tâm sự trong hôn nhân
Trong cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, có những lúc giận hờn, có những căng thẳng, nhưng mọi sóng gió rồi sẽ qua đi nếu mỗi người có cách trò chuyện để đối phương hiểu. Hơn nữa cần một chút sự thấu hiểu, sự bình tĩnh sở dĩ gia đình luôn căng thẳng bởi ai cũng chấp, gia đình không vui vẻ bởi ai cũng tỏ ra khó chịu với nhau. Để giúp hôn nhân bền vững Tư vấn An Nam xin chia sẻ bài viết cách nói chuyện với chồng.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách xây dựng gia đình hạnh phúc
- Cách ứng xử không khéo với chồng
Chia sẻ của An Nam
Trong cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, có những lúc giận hờn, có những căng thẳng, nhưng mọi sóng gió rồi sẽ qua đi nếu mỗi người có cách trò chuyện để đối phương hiểu. Hơn nữa cần một chút sự thấu hiểu, sự bình tĩnh sở dĩ gia đình luôn căng thẳng bởi ai cũng chấp, gia đình không vui vẻ bởi ai cũng tỏ ra khó chịu với nhau. Dưới đây Tư Vấn An Nam xin chia sẻ những cách để các bà vợ trò chuyện với các ông chồng của mình nhận được sự lắng nghe nhiều hơn.
1. Lựa chọn thời điểm
Thời điểm trò chuyện là một yếu tố rất quan trọng, có những khi bạn nói chẳng ai muốn nghe bởi họ không đủ sức để thu nạp những lời lẽ của bạn vào giây phút ấy. Vậy thời điểm nào là phù hợp, bạn hãy đặt mình vào vị trí đó để nghĩ bạn sẽ muốn lắng nghe khi nào, tất nhiên là khi bạn cảm thấy thoải mái nhất, khi bạn cảm thấy bình tĩnh và tôn trọng người bạn đời của mình. Thật buồn khi bạn cứ muốn nói cho bằng được khi người chồng của mình đang bực bội khó chịu, đó không phải là cách để giải quyết chuyện gia đình, chẳng qua đó chỉ là bạn muốn hả lòng hả dạ sự cáu giận của mình tại thời điểm đó mà thôi, tất cả đều ích kỷ.
Xem thêm: Làm gì khi bị chồng đánh?
2. Cách trò chuyện
Ai cũng muốn nghe những lời nhẹ nhàng, ai cũng muốn được thấu hiểu, chính bản thân bạn trong giây phút cáu giận bạn cũng không muốn nghe những lời mạt sát, càu nhàu hay ca thán vì vậy đừng dùng những lời lẽ đó để nói người khác. Dẫu biết rằng trong lúc nóng giận việc kiểm soát là rất khó khăn, nhưng hãy hạ thấp lòng tự cao và tính cá nhân của mình xuống một chút. Không có mục đích nào đạt được mà không thử thách và thử thách cho bạn chính là sự nhẫn nhịn.
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
3. Cách mở đầu câu chuyện
Lời mào đầu là điều rất quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công của câu chuyện, nếu ngay từ đầu bạn chỉ chăm chăm vào nỗi bực tức của mình. Ngay từ đầu bạn đã sử dụng những lời lẽ trách móc, khó chịu thì làm sao người khác nghe cho vừa tai, hãy đưa lời mào đầu bằng sự thấu cảm. Khi họ cảm thấy được hiểu, được tôn trọng thì họ sẽ cảm giác thấy thoải mái hơn và mong muốn hợp tác hơn.
Xem thêm: Làm sao để chồng nghe lời vợ?
4. Thời gian trò chuyện
Đừng lạm dụng cuộc trò chuyện quá lâu và cũng đừng quá nóng vội, tham vọng giải quyết cho bằng hết tất cả mọi chuyện. Bạn hãy tưởng tượng rằng những mâu thuẫn của hai vợ chồng bạn không phải diễn ra trong ngày một ngày hai, mà nó đã tích cóp từng ngày từ những mâu thuẫn khác nhau trong cuộc sống nên cũng cần thời gian để gỡ rối từng vấn đề. Có thể mỗi một lần trò chuyện cả hai chỉ tỏ tường được một vấn đề, hơn nữa câu chuyện của hai người cũng không phải là chuyện vui vẻ gì để cả hai có thể tập trung trong cả một thời gian dài, điều đó khiến cả hai rất mệt mỏi, chính vì vậy cần có khoảng thời gian hợp lý để trò chuyện với nhau.
Bài viết liên quan: