Vợ chồng có nên làm cùng công ty
Các đấng mày râu vẫn thường hay kháo nhau kinh nghiệm rằng yêu ai, lấy ai cũng cần phải tránh “con thầy, vợ bạn, gái cơ quan”. Ấy vậy mà có những anh chàng vẫn “đâm đầu” vào đó thôi. Nhiều gia đình hai vợ chồng cùng làm chung một công ty, họ có thể là đồng nghiệp của nhau trước khi kết hôn, cũng có thể là vợ chồng sau đó xin về làm cùng nhau. Vậy việc vợ chồng cùng làm chung một cơ quan có nên hay không? Trong cuộc sống, cái gì cũng có hai mặt. Việc hai vợ chồng làm cùng cơ quan sẽ có những cái lợi và cái hại nhất định.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Làm gì khi đồng nghiệp nói xấu sau lưng?
- Những điều nên và không nên khi yêu đồng nghiệp
Những lợi ích khi hai vợ chồng làm cùng cơ quan
- Lợi ích đầu tiên mà ai cũng nhận thấy khi hai vợ chồng cùng làm cơ quan đó là khoản tiết kiệm kinh phí đi lại. Cả hai có chung khung giờ làm việc, sáng cùng nhau đi làm, chiều trở về cùng nhau.
- Hiểu công việc của nhau và có thể hỗ trợ nhau trong công việc, dễ dàng thăng tiến hơn.
- Có thể kiểm soát được người bạn đời của mình. Rất nhiều ông chồng, hoặc cô vợ lo lắng sau mỗi lần đối phương gọi điện về rằng hôm nay có việc đột xuất phải tăng ca, đi gặp đối tác, đi công tác, đi nhậu với anh em trong công ty, hôm nay về muộn vì…Bản thân họ không biết lời nói đó của vợ, của chồng mình là sự thật hay không, họ luôn có cảm giác hoài nghi, lo lắng, bất an. Nhưng nếu làm chung cơ quan, bạn sẽ kiểm nghiệm được tính xác thực của những lý do đó, bạn cũng có thể kiểm soát được mức độ thân thiết các mối quan hệ của chồng hoặc vợ mình.
- Làm cùng cơ quan, cả hai hiểu công việc của nhau dễ dàng cảm thông, thấu hiểu cho nhau hơn.
Những rắc rối khi làm hai vợ chồng cùng làm cơ quan
- Vợ chồng cùng làm công ty sẽ rơi vào tình trạng gặp nhau cả ngày, kể cả khi họ trở về nhà họ vẫn là đồng nghiệp. Điều này khiến cho cả hai cảm thấy nhàm chán. Chưa kể tới vấn đề làm cùng công ty, bạn sẽ bị kiểm soát quá mức, mất đi sự tự do. Đôi khi muốn đi chơi với bạn bè hay làm một việc gì đó cho các bạn đồng nghiệp cũng ngại ngùng sợ chồng hoặc vợ rầy la.
- Môi trường công sở luôn có những “bà tám”, họ luôn sẵn sàng xem những cặp vợ chồng cùng công ty là đối tượng đặc biệt cần theo dõi và dựng chuyện. Điều này khiến hai vợ chồng dễ gặp áp lực và gặp nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến công việc cũng như hạnh phúc gia đình.
- Mối quan hệ vợ chồng rất dễ rơi vào “chiến tranh” vì những bất đồng quan điểm trong công việc. Chẳng hạn như, hai vợ chồng cùng làm chung một dự án nhưng cả hai có ý kiến trái chiều nhau, …
- Biết rõ về tài chính của nhau nên đôi khi bạn muốn có một chút “quỹ đen” cho bản thân cũng khó.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Nguyên tắc ứng xử khi hai vợ chồng cùng làm cơ quan
Vợ chồng cùng làm cơ quan sẽ có những rắc rối không thể tránh khỏi, bởi thế việc cư xử văn minh, lịch sự để giữ hạnh phúc gia đình khi có vợ/chồng làm việc cùng nhau là điều cần thiết.
- Cư xử đúng mực và có sự tôn trọng chồng/vợ mình
Trong đời sống vợ chồng cũng như trong công việc, các cặp vợ chồng sẽ phải đối mặt với những lần bất đồng quan điểm với nhau, có những mâu thuẫn hay những lần ghen tuông lặt vặt. Trước tình huống ấy bạn không nên đối đầu, cãi vã ngay tại nơi làm việc. Đừng bao giờ to tiếng hay la hét, thiếu tôn trọng nhau trong cách nói năng, trò chuyện. Đặc biệt khi bạn là sếp cũng không nên quá nhân nhượng, điều này sẽ khiến chồng/vợ bạn có tâm thế ỷ lại, và nhân viên có sự không hài lòng, tuy nhiên cũng không quá nghiêm khắc, khiến đối phương cảm thấy bị áp lực, bạn cần có sự khéo léo trong cách ứng xử.
- Không nên đem việc nhà lên cơ quan
Cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm, hay ngay cả những ngày “cơm không lành, canh không ngọt” thì tuyệt đối cũng không nên mang lên công ty. Nếu đã lấy nhau bạn hãy tôn trọng đối phương ngay cả khi ở nhà và khi đến công sở. Đừng bao giờ mang những điểm xấu, sự khó chịu của bạn về vợ/chồng để “tám chuyện”. Khi bạn chia sẻ, sẽ có những người thật lòng cảm thông và lắng nghe bạn, nhưng có những người lấy chuyện của bạn để bàn tán, soi mói, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Bài viết liên quan: