Những điều nên làm khi bị áp lực trong học tập
Khi gặp áp lực trong học tập bạn thường làm gì? Để không bị áp lực trong học tập, hãy lượng sức mình để có cho mình một mục tiêu phù hợp. Tốt nhất là hãy chia ra nhiều mục tiêu nhỏ, để khi đạt được mục tiêu này sẽ là đòn bẩy, là động lực để vươn tới một mục tiêu khác xa hơn.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Yêu thương con phải đúng cách
- Lợi ích của việc học đại học
Lời chia sẻ
Năm học mới đã bước vào được hơn 1 tháng, tuy nhiên nhiều phụ huynh lại cảm thấy lo lắng không biết làm gì khi con mình chịu nhiều căng thẳng trong học tập, khiến con cảm thấy sợ đến lớp, hoặc mất ngủ, không tập trung nổi vì áp lực quá lớn. Vậy, khi gặp áp lực trong học tập các con cần làm gì để cảm thấy thoải mái hơn.
1. Đặt mục tiêu vừa sức
Biết hy vọng, biết ước mơ sẽ khiến chúng ta biết phấn đấu và sống tốt hơn. Nhưng chúng ta hãy mơ và hy vọng về những điều có khả năng có thể thực hiện để khi chúng ta cố gắng hết sức, cẩn thận hết mức vẫn có thể vươn tới điều ta mong muốn. Còn nếu ước mơ quá cao, hy vọng quá lớn sẽ dễ khiến chúng ta suy sụp vì thực tế ta sẽ không đạt được điều đó.
Trong học tập cũng vậy, hãy lượng sức mình để có cho mình một mục tiêu phù hợp. Tốt nhất là hãy chia ra nhiều mục tiêu nhỏ, để khi đạt được mục tiêu này sẽ là đòn bẩy, là động lực để vươn tới một mục tiêu khác xa hơn. Nếu sự kì vọng của bố mẹ quá lớn khiến con bị cảm thấy áp lực, hãy chia sẻ với bố mẹ hoặc người thân trong gia đình để mọi người có thể hiểu con nhiều hơn.
2. Hoạt động thể chất
Có nhiều bạn học sinh, nhất là học sinh cuối cấp, thường dành hầu hết tất cả thời gian cho việc học, thậm chí ăn không đúng bữa, ngủ không đủ giấc. Nhưng mọi người đều biết rằng, trí não của chúng ta chỉ có thể tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, nếu chúng ta có cố nhồi nhét thì cũng không thể tập trung được. Không những không tiếp thu được kiến thức mà còn gây ra nhiều phản ứng ngược lại
Chính vì vậy, hoạt động thể chất là một trong số những cách giúp các con rèn luyện sức khỏe thể chất của mình; khi sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh thì tâm lý mới có thể khỏe mạnh được. Bên cạnh đó, khoảng thời gian các con vận động cũng là lúc đầu óc của các con được thư giãn, không còn suy nghĩ, lo lắng về công việc học tập. Như vậy, sau đó các con sẽ tỉnh táo hơn trong việc sắp xếp nhiệm vụ học tập của mình, và khi việc học hiệu quả hơn thì các con cũng sẽ cảm thấy thích thú hơn.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
3. Không so sánh với các bạn khác
Có một điều chúng ta biết rằng không nên nhưng vẫn thường làm, đó là bố mẹ thường so sánh con mình với con nhà người ta, và các con hay so sánh bản thân với những người khác xung quanh. Nếu sự so sánh đó khiến các con có thêm động lực để cố gắng, có tấm gương để noi theo là một điều rất tốt. Nhưng hầu hết chúng ta lại so sánh để buồn, để ghen tị, để chán nản và gây ra những cảm xúc, hành vi tiêu cực cho bản thân.
Chúng ta nên biết rằng, mỗi người đều có trong mình những khả năng riêng, hãy cố gắng hết mình để khả năng của mình phát triển tốt nhất có thể là được. Còn nhìn về khả năng của người khác, để rồi mơ ước rồi không đạt được chỉ khiến ta lãng phí thời gian của bản thân để có cuộc sống tốt.
4. Biết chia sẻ với người khác
Một trong những điều khiến ta bị stress nặng hơn là bởi khi gặp những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống nhưng ta lại không biết chia sẻ nó với ai, cũng không biết làm cách nào để có thể giải tỏa nguồn năng lượng tiêu cực đó. Các em học sinh thường chịu áp lực học tập rất lớn từ phía bố mẹ, thầy cô, gia đình, bạn bè…nhưng các em lại không có kỹ năng để vượt qua nó, cũng không biết san sẻ cùng ai.
Chính vì vậy, lời khuyên cho các em học sinh khi gặp căng thẳng trong học tập hay bất kỳ vấn đề nào khác trong cuộc sống, nếu cảm thấy không tiện hoặc không thoải mái khi chia sẻ với thầy cô và bố mẹ, hãy tìm đến những người bạn của mình. Có thể thoải mái chia sẻ những áp lực mà bản thân gặp phải với đám chiến hữu, biết đâu đấy, bạn sẽ tìm được những gợi ý và động viên để thoát khỏi tâm trạng nặng nề. Những người bạn cùng trang lứa sẽ hơn ai hết, hiểu được những áp lực về học tập mà bạn đang gặp phải. Và đôi khi, chia sẻ không chỉ là tìm được giải pháp mà bạn được giải tỏa những căng thẳng, được “xả” hết những khó khăn cho một ai đó. Trút hết nỗi lòng với đám bạn xong xuôi, chúng mình lại lên “dây cót” nâng cao tinh thần học tập nhé!
Đừng bao giờ biến mình trở thành một người cô đơn, vì càng cô đơn nỗi buồn, áp lực, căng thẳng sẽ lại càng xâm chiếm bạn nhiều hơn. Học tập là một nhiệm vụ rất quan trọng; nhưng hãy làm hoặc tìm kiếm điều gì đó để nhiệm vụ đó không còn là gánh nặng mà là một niềm vui trong cuộc sống. Khi gặp áp lực trong học tập đừng quên hãy tìm cách giải toả nó các bạn nhé!
Bài viết liên quan: