Em lấy chồng được 1 năm. Vì cơ quan chồng ở xa nên bình thường anh ấy đi làm 2 ngày mới về 1 lần. Bây giờ mỗi lần chồng vắng nhà là em đều cảm thấy rất hoang mang lo sợ do bố chồng em lúc ở nhà thường kiếm cớ sàm sỡ. Bố chồng em là cán bộ về hưu, bình thường rất gương mẫu. Em không biết nếu nói ra liệu có ai tin em hay lại cho rằng em có cảm giác bóng gió vu oan cho bố chồng. Nhưng nếu cứ sống trong sợ hãi như thế này em cảm thấy rất hoang mang, sợ hãi. Anh/chị tư vấn giúp em với ạ.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Chồng tôi có hành vi bạo lực gia đình tôi phải làm sao?
- Phải làm gì khi mẹ chồng khó tính?
Chuyên gia tư vấn tâm lý:
Theo các chuyên gia tâm lý, khi những hành vi quấy rối, sàm sỡ như trên lặp đi lặp lại, người phụ nữ sẽ từ trạng thái xấu hổ, bực mình, khó chịu chuyển sang sợ hãi, hoang mang, rơi vào khủng hoảng tinh thần và có những ám ảnh thường xuyên. Họ mất sự tự tin và lòng tin vào người khác.
Rồi dần dà sự mất thoải mái kèm sợ hãi sẽ tạo nên một yếu tố mới xen lẫn vào đời sống làm thay đổi tâm lý của họ. Sự chịu đựng, ấm ức, buồn tủi làm đầu óc họ bị căng thẳng, dẫn đến trầm cảm, bi quan, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng làm việc.
Sự thương tổn về mặt tinh thần, cảm thấy mình bị xúc phạm đến nhân phẩm, các nạn nhân có thể mắc các hội chứng suy nhược, đau đầu, mệt mỏi… Cộng thêm với sự im lặng, không phản ứng lại, thậm chí thỏa hiệp, để lại những ẩn ức không được giải tỏa nên những hội chứng trên càng thêm trầm trọng. Ngoài tác động đến tâm lý, việc bị quấy rối, sàm sỡ còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bị hại. Những tác động tâm lý có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày, tăng huyết áp, rối loạn chức năng sinh lý, lãnh cảm ở phụ nữ.
Hậu quả của việc bị sàm sỡ, quấy rối là không nhỏ, nhất là khi “thủ phạm” lại là người thân trong nhà. Bởi thế, giải pháp đầu tiên mà bạn nên lựa chọn, là chia sẻ, tâm sự hết với bạn đời để cùng nhau giải quyết, đừng để đến khi sự đã muộn, tâm lý rơi vào khủng hoảng thì hạnh phúc cũng mất theo.
Những lúc chồng vắng nhà bạn nên hạn chế những tình huống, không gian riêng tư để bố chồng bạn có cơ hội để giở trò sàm sỡ đối với bạn. Bạn có thể đi cùng với mẹ chồng hoặc nếu mẹ chồng vắng nhà, hãy tìm cách đi ra khỏi nhà hoặc xin phép về nhà bố mẹ mình.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý trực tuyến 24/7: 0904030189
Khi ở nhà cùng bố mẹ chồng hãy ăn mặc lịch sự, kín đáo một chút. Tránh những bộ quần áo mỏng hoặc dễ có những tình huống hớ hênh như cổ trễ hoặc áo sát nách hoặc váy. Những câu chuyện trong nhà cũng nên tránh những chủ đề quá nhạy cảm hoặc dễ dẫn đến những suy nghĩ nhạy cảm.
Hãy tỏ thái độ rõ ràng và cương quyết khi bị sàm sỡ. Hãy cho bố chồng bạn thấy rõ thái độ của bạn những lúc bị sàm sỡ. Không cần thiết phải làm quá lên nhưng hãy để cho ông ấy thấy tính chất răn đe trong thái độ của bạn. Như vậy sẽ khiến những lần sau ông ấy không dám làm gì nữa.
Tốt nhất bạn nên bàn bạc với chồng để hai vợ chồng có thể chuyển ra ở riêng. Chung sống với nhau sẽ không tránh khỏi những lúc đụng chạm, chưa kể đến việc tâm lý của bạn lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa kể đến việc dồn nén lâu ngày dễ phát sinh ra những mâu thuẫn và nếu như mọi người cùng phát hiện ra sự việc trên thì không những ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng bạn mà còn cả bố mẹ chồng bạn cũng như là về vấn đề danh dự, điều tiếng với những người xung quanh.
Bài viết liên quan: