Tương tác với con
Hiện nay đa phần các bậc cha mẹ đều bận rộn với công việc cả ngày trời, khoảng thời gian dành cho con bị rút ngắn đi, nhưng mục đích cuối cùng của cha mẹ vẫn là dành cho con một cuộc sống ấm no với đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên liệu chúng ta thực đã dành những khoảng thời gian chất lượng cho con để đáp ứng về mặt tinh thần cho con? Đó chính là khoảng thời gian tương tác với con.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những giá trị sống cha mẹ cần giúp con xây dựng
- Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình
Chia sẻ của An Nam
Hiện nay đa phần các bậc cha mẹ đều bận rộn với công việc cả ngày trời, khoảng thời gian dành cho con bị rút ngắn đi, nhưng mục đích cuối cùng của cha mẹ vẫn là dành cho con một cuộc sống ấm no với đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên liệu chúng ta thực đã dành những khoảng thời gian chất lượng cho con để đáp ứng về mặt tinh thần cho con? Thời gian chất lượng cho con có nghĩa là khoảng thời gian tương tác thực sự cùng con trong ngày để con có cảm giác ấm áp, vui vẻ và phát triển tốt về mặt tâm lý tính cách.
1. Thời gian ăn tối cùng nhau
Dù bận rộn tới đâu bạn hãy cố gắng dành khoảng thời gian về gia đình ăn tối, đây không chỉ là thời gian dành cho gia đình có hơi ấm mà là khoảng thời gian cha mẹ và con cái quây quần, những đứa con sẽ cảm thấy đây là những phút giây đặc biệt. Trong bàn ăn cha mẹ có thể trò chuyện, hỏi thăm con cái, điều đặc biệt nhất là con cảm thấy đó mới là gia đình đúng nghĩa với những bữa cơm chung và những lời hỏi thăm ngọt ngào.
2. Thời gian học tập cùng nhau
Đây là khoảng thời gian rất quan trọng để cha mẹ có thể giúp con cái học và hiểu bài và cũng là khoảng thời gian để bạn có thể biết được thực tế tình hình học tập của con mình. Đồng thời trong lúc giúp con học tập bạn cũng có thể trò chuyện với con xem những khó khăn của con trong học tập như thế nào, giao tiếp với bạn bè ra sao.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Biết được các sở thích môn học của con, con sẽ có những đề xuất để cha mẹ có thể hiểu đáp ứng giúp con tạo động lực. Cái hơn nữa là con cảm thấy được quan tâm, được chia sẻ những câu hỏi khó con có thể được giải đáp kịp thời, điều đó giúp con có động lực để phấn đấu trong học tập.
3. Thời gian hoạt động giải trí
Khoảng thời gian cùng nhau trong những hoạt động giải trí có thể chơi một trò chơi cùng nhau trên mạng, có thể là xem một bộ phim cùng nhau cả gia đình cùng có những trận cười sảng khoái và cùng nhau bình luận và có những cảm nhận riêng sau mỗi câu chuyện. Từ hoạt động này giúp cha mẹ có thể hiểu được con của mình có những suy nghĩ như thế nào nó mang tính tích cực hay tiêu cực từ đó có thể điều chỉnh hướng con có những suy nghĩ hợp lý. Đồng thời đây cũng là buổi để gia đình gắn bó gắn kết hơn, tạo được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
4. Thời gian hoạt động thể dục thể thao gia đình
Hãy có những buổi đi chạy cùng gia đình hoặc những buổi chơi cầu lông với nhau, bất cứ một hoạt động thể thao nào đều có thể hoạt động chung cả gia đình với nhau. Hiện nay trẻ đa phần rất thích chơi các trò chơi game trực tuyến hay hàng ngày chỉ giải trí trên chiếc điện thoại, vì vậy thời gian hoạt động thực tiễn ngoài cuộc sống có thể giảm đi rất nhiều. Đây là sự bất lợi cho trẻ trong phát triển toàn diện về tình cảm, cảm nhận về cuộc sống gia đình. Chính những hoạt động thể dục thể thao chung như thế này rất quan trọng để trẻ tách khỏi những hoạt động ảo trên mạng xã hội, cái thứ hai là giúp gia đình gắn kết với nhau hơn.
5. Thời gian để chia sẻ những câu chuyện
Những gia đình tuyệt đối không được thiếu đi hoạt động này, chia sẻ những câu chuyện của mỗi cá nhân với gia đình là điều đặc biệt quan trọng giúp cha mẹ gần gũi với con hơn, đồng thời hiểu được con đang nghĩ gì, có mong muốn gì. Cha mẹ có thể làm bạn được với con hay không cũng chính bởi những chia sẻ này, hãy hỏi con những câu chuyện ở trường cùng với bạn bè của con. Hãy hỏi xem cảm nhận của trẻ ra sao, điều gì làm trẻ hài lòng hay không hài lòng để cha mẹ có những cách ứng xử đúng với con. Hoặc tìm cách giúp con vượt qua khó khăn, nếu trẻ kể một câu chuyện khiến bạn không hài lòng khoan nạt dọa và trách mắng con mà hãy nghe hết câu chuyện của con và hỏi con cảm thấy thế nào, điều gì khiến con lựa chọn như vậy chẳng hạn bằng một cách khéo léo để con chia sẻ.
Bài viết liên quan: