0904030189

Bé 5 tuổi bị trằn trọc, khó ngủ

Bé 5 tuổi bị trằn trọc, khó ngủ

Chào bác sĩ ! Con em năm nay 5 tuổi, trước đó bé rất khó ngủ, trằn trọc. Nhưng khi có thêm em tình trạng này càng nặng hơn. Mong bác sĩ tư vấn . 

Bé rất khó ngủ, trằn trọc. Đi học cũng không ngủ trưa bao giờ. Ở nhà khi chưa có em cũng rất dễ ngủ nhưng chuẩn bị có em và sau khi có em tình trạng bé khó ngủ , trằn trọc diễn ra càng nhiều. 

Bé nhà em là bé gái 5 tuổi, em của bé là bé trai. Em cũng chuẩn bị tâm lý sẵn cho bé làm chị trước rồi. Bé vẫn ngủ với mẹ như trước. Bé khó đi vào giấc ngủ, mặc dù em vẫn tạo các thói quen trước khi ngủ lúc chưa có em. Mùa covid nên bé nghỉ học ở nhà nên tâm trạng của bé cũng hay ghen tỵ với em vì mẹ không chơi nhiều với bạn ý.



Chuyên gia tham vấn tâm lý:

Bạn thân mến! cảm ơn Bạn đã tin tưởng và gửi lời tâm sự về chuyên mục Tư vấn tâm lý tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư vấn An Nam, băn khoăn của em chuyên gia của chúng tôi chia sẻ như sau:

Bạn có chia sẻ bạn có một bé 5 tuổi khó ngủ, trằn trọc và khi có em tình trạng này nặng hơn. Bạn thân mến, ở trẻ em cũng có chứng rối loạn giấc ngủ nhưng qua những gì bạn chia sẻ thì chưa đủ cơ sở để kết luận con bạn có bị rối loạn giấc ngủ hay không. Bạn cần chia sẻ cụ thể hơn: bé nhà bạn là con trai hay con gái? Bé khó ngủ và trằn trọc để vào giấc ngủ hay nửa đêm bé thức dậy rồi trằn trọc, khó ngủ? Tình trạng này kéo dài bao lâu rồi? Bé có ngủ với bố mẹ hay ngủ một mình?  Bạn có nói đến yếu tố có em thì khiến tình trạng bé khó ngủ, trằn trọc nặng lên. Như vậy việc khó ngủ, trằn trọc của con có yếu tố tâm lý. Vậy con có em từ khi nào? Con có được bố mẹ chia sẻ, chuẩn bị tâm lý về việc con có em không? Em con là con trai hay con gái? Từ khi có em cuộc sống của con có thay đổi không? Con còn ngủ với bố mẹ không? 

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Thời điểm này các con đang được nghỉ học nên nhịp sinh học của các con sẽ có sự thay đổi điều này cũng sẽ tác động đến giấc ngủ của con. Bạn cố gắng giữ cho con có được nếp sinh hoạt đều đặn ngủ đúng giờ, không nên cho con ngủ nhiều vào ban ngày và xem các thiết bị công nghệ nhiều. Và có vẻ như mặc dù bạn đã chuẩn bị tâm lý cho con có em nhưng con vẫn chưa thực sự chấp nhận và quen việc phải chia sẻ tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ với em. Việc mẹ có em và nhất lại là em trai (đôi khi có con trai là điều cả gia đình mong muốn) sẽ làm con cảm thấy bị mất tình yêu của mẹ cũng như con sẽ cảm thấy mình bị ra rìa. Thực tế có thể với bố mẹ không như vậy nhưng tâm lý đứa trẻ lại như vậy nó rất nhạy cảm trong chuyện này nên những khi con ganh tỵ với em bạn chỉ cần nhẹ nhàng nói với con là bạn yêu con và có thể được bạn ôm con vào lòng nói với con những lời yêu thương. Điều này bạn cũng nên làm thường xuyên không chỉ khi con thể hiện sự ganh tỵ. Còn việc con ganh tỵ vì mẹ không chơi với bạn ý thì đó có thể là do con cảm thấy mẹ không quan tâm đến con. Bạn có thể dành chút thời gian để trò chuyện, chơi với con, thể hiện tình yêu với con trong một ngày. Bạn cũng nên hướng con đến những hoạt động con thích và chơi với các bạn để con bớt sự phụ thuộc vào mẹ.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Doan Lan

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com