0904030189

Phải làm gì khi con có thói quen ăn vạ

Phải làm gì khi con có thói quen ăn vạ

Sự bướng bỉnh và giận dữ là những cách thể hiện thái độ, cảm xúc khá phổ biến ở các trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh cảm thấy đâu đầu trước những “cơn thịnh nộ” của trẻ. Nếu không hài lòng một điều gì đó trẻ sẵn sàng đùng đùng nổi giận, khóc lóc, lăn ra đất ăn vạ, giậm chân thình thịch, văng tục, la hét…thậm chí còn đánh lại cả bố mẹ và những người xung quanh. Phải làm gì để chấm dứt những kiểu hành vi này của trẻ? 

Xem thêm: Có nên giáo dục sớm cho con

Kiểu hành vi ăn vạ, giận dữ tiết lộ điều gì ở trẻ?

Trẻ con thường có những ý thích bất chợt, chẳng hạn như có lúc đòi thêm thời gian xem ti vi, đòi mua một món đồ chơi, ăn một món ngon, chơi điện tử, đi công viên…Nếu bạn không đồng ý với những mong muốn đó con bạn nổi cơn thịnh nộ, khủng hoảng. Điều này nói lên rằng trẻ không có khả năng quản lí cảm giác hẫng hụt nào khác ngoài sự nổi loạn. 

Thông qua cơn giận dữ, khóc lóc, ăn vạ, trẻ bày tỏ sự tuyệt vọng của bản thân rằng mình không còn được bố mẹ thương nữa, không phải là duy nhất nữa. 

Bản thân trẻ là một cá thể độc lập, trẻ cũng có những cảm xúc và nhu cầu riêng của mình. Chính vì thế, khi nhu cầu không được thỏa mãn, trẻ sẽ có cảm giác bất công, từ đó nảy sinh tâm lý chống đối trước sự từ chối của bố mẹ.

Xem thêm: Trở ngại của các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Độ tuổi trẻ thường hay ăn vạ

Tính ăn vạ của trẻ thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu được 2 tuổi và giảm dần khi trẻ được 7 tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, trẻ có sự thay đổi mạnh về thể chất và tâm lý. Các bậc phụ huy có thể thấy sự khát khao độc lập, được làm chủ bản thân của trẻ trong giao đoạn này. Thường các câu cửa miệng trẻ hay sử dụng là “không”, của con, cùng với đó là những cơn ăn vạ không hồi kết. 

Trẻ chưa nhận thức được ăn vạ là một hành vi xấu, mà nó chỉ đơn giản là cách biểu thị của sự không hài lòng ở trẻ. Tuy nhiên, nếu như thói quen này diễn ra liên tục, về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách sau này của trẻ. 

Xem thêm: Giúp con phát triển toàn diện trong độ tuổi từ 1 đến 3

Phải làm gì khi trẻ ăn vạ, giận dữ?

Để dập tắt được cơn ăn vạ của trẻ, điều đầu tiên bố mẹ cần chú ý là phải hiểu được nguồn cơn của việc ăn vạ ở trẻ. Cái gì khiến cho trẻ có hành vi đó? Bố mẹ phải hỏi chuyện con để biết được suy nghĩ trong con, con đang mong muốn và trông đợi điều gì. 

Đừng bao giờ bỏ qua khi trẻ ăn vạ. Bản thân cha mẹ phải cho con hiểu được lý do vì sao không đáp ứng nhu cầu đó của con. Cần giải thích cho trẻ vì sao . Trẻ cần hiểu rằng, quyết định đưa ra của bố mẹ đều có lý do thích đáng. Từ sự giải thích của bố mẹ, trẻ dần hình thành cho bản thân khả năng phán đoán và nhìn nhận vấn đề.

Khi trẻ ăn vạ, nhiều bố mẹ vội đến ngay bên bé, dỗ dành và đáp ứng luôn sự đòi hỏi của trẻ. Điều này là không nên, bởi sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ, cứ mỗi lần đòi gì không được trẻ sẽ tiếp tục ăn vạ, quấy khóc. Bố mẹ nên làm lơ trước hành vi ăn vạ của trẻ, nhưng chúng ta cũng cần phải quan sát xem bé định làm gì. Chờ khi nào con bình tĩnh hãy đến bên con và giải thích với con.

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Thường sẽ có nhiều ông bố bà mẹ “phát điên” khi con ăn vạ, chúng ta sẽ quát tháo, la hét trẻ. Cách hành xử này không những không giải quyết được việc ăn vạ của trẻ mà còn ảnh hưởng tới tính cách, hướng giải quyết vấn đề sau này của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ có thể gợi sự chú ý của con sang những hướng khác, sử dụng lời khen ngợi nếu con không như thế sẽ tốt hơn.

Khi bạn đang xử lý hành vi ăn vạ của con thì tuyệt đối không nên để người khác xen vào. Nếu như nó xảy ra lần đầu thì bố mẹ nên nói chuyện với họ rằng khi bé mắc lỗi không được xen vào vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Như vậy việc dạy trẻ con khóc ăn vạ dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan: 

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Lan Lan

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com