Cách dạy con trai tuổi 15
Giai đoạn tuổi tuổi dậy thì, nhu cầu khẳng định cái tôi của trẻ là rất cao. Tuổi dậy thì được xem là tuổi nổi loạn ở mỗi người. Tuy nhiên đa phần cha mẹ lại không hiểu điều này, dẫn đến kiểm soát và cấm đoán con một cách thái quá. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ lại ít quan tâm đến cảm xúc lẫn trò chuyện thân mật với con. Chính vì điều này dễ dẫn đến việc trẻ rất dễ bị cám dỗ bởi các mối quan hệ bên ngoài.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Tâm sự thầm kín tuổi dậy thì
- Cách dạy con trai tuổi dậy thì.
Bước vào độ tuổi 15, đây là độ tuổi của trẻ mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất, cũng như khó xử khi trẻ bắt đầu có hành vi nổi loạn, chống đối. Theo các chuyên gia tâm lý về sự phát triển của trẻ thì tầm độ tuổi này được xem là giai đoạn “nổi loạn và bất trị”. Con trai thường bộc lộ sự nổi loạn rõ rệt hơn nhiều so với con gái. Nhưng cha mẹ cũng không nên lo lắng qúa vì đây cũng là một trong những chuyển giao bình thường trong tâm lý của trẻ, đa phần trẻ thanh thiếu niên đều vượt qua được độ tuổi này một cách bình thường mà không có nhiều mâu thuẫn gay gắt với cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên quan tâm đến con cái đúng cách để trẻ có thể tự tin bước vào tuổi trưởng thành.
Sau đây là một số phương pháp được chuyên gia tâm lý đưa ra để có thể giúp con vượt qua độ tuổi đầy rắc rối này:
1.Thiết lập mối quan hệ thân mật với con.
Con trai thông thường sẽ rất ít chủ động kể chuyện cho cha mẹ nghe về cuộc sống thường ngày hay những tâm sự của mình. Tuy nhiên, nếu trẻ không chủ động được trước thì cha mẹ nên dành thế chủ động về phía bản thân mình. Cố gắng tranh thủ những lúc con rảnh rỗi và nói chuyện nhẹ nhàng với con như kể về những rắc rối mà cha mẹ mắc phải, hay nhờ con tìm giúp một số công thức, món ăn, tài liệu,… điều này giúp cha mẹ tìm hiểu được sở thích giấu kín của con cũng như tạo niềm tin, khẳng định được việc trẻ có đủ năng lực để giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống. Nếu trẻ đã đặt niềm tin ở bạn, thì bạn sẽ nhận ra mình và con trai có rất nhiều điểm chung đấy.
2. Tôn trọng các quyết định của con.
Cha mẹ nên chú ý độ tuổi này là lúc con rất muốn khẳng định bản thân, trẻ vị thành niên đang có suy nghĩ mình đã là người lớn và có đầy đủ quyền quyết định đến các vấn đề của bản thân. Vì vậy, đừng áp đặt suy nghĩ của bản thân mình đến các quyết định tương lại, các dự định của trẻ. Thay vì đưa ra các quyết định thay con, hãy ngồi cùng con và cùng thảo luận cùng phân tích đưa ra các mặt lợi ích và những mặt trẻ sẽ đánh mất trong việc đưa ra quyết định của con. Hãy để trẻ tự đưa ra các quyết định khi đã có thể thông suốt các vấn đề trong quyết định đấy. Dần dần, trẻ sẽ học được cách phân tích tình huống và đưa ra được quyết định của mình một cách tốt nhất. Nhất là con trai sẽ có tính quyết đoán hơn nhiều so với con gái.
3. Hạn chế kiểm soát con cái
Một số gia đình, cha mẹ luôn có thói quen kiểm soát con cái quá mức. Nhất là trong giai đoạn độ tuổi 15, trẻ đang dần trỏ thành người lớn nên rất cần nhiều không gian riêng tư cho mình. Việc đưa ra các thời gian biểu, công việc lịch trình cụ thể và bắt ép con mình làm theo với suy nghĩ muốn tốt cho con. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiển trẻ cảm thấy bất mãn, có biểu hiện chống đối, cãi lại. Vì vậy, hãy để trẻ tự đưa ra thời gian biểu của mình, cha mẹ nên chỉ nên đứng ra kiểm tra hay trợ giúp con xem xét các hoạt động của con có đủ khoa học, hay làm việc đủ hiệu quả hay chưa.
4. Tạo dựng một hình mẫu lý tưởng cho con.
Trẻ thanh thiếu niên trong độ tuổi này luôn có một hình mẫu, biểu tượng riêng cho mình. Trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi một hình mẫu lý tưởng như một siêu anh hùng, một người đàn ông lịch lãm, … như một diễn viên, một nhân vật tưởng tượng,… Trẻ sẽ dựa vào các hình tượng này để hướng bản thân mình đến gần với các hình tượng này nhất. Vì vậy, cha mẹ cũng cần xây dựng một biểu tượng trưởng thành đáng tin cậy để giúp trẻ có thể noi theo. Trẻ sẽ luôn thích các hình mẫu nhân cách mà được mọi người tung hô, xem trọng và được yêu thích.
Mọi hành vi xấu, mang tính phá hoại hình mẫu của con là không nên. Cha mẹ nên ít để lộ các thói quen xấu của bản thân và tập sửa dần cũng như phải có một hình tượng cha mẹ đáng tin cậy trước mặt con cái. Cha mẹ nếu còn làm sai cũng nên nhận lỗi đừng giấu diếm trước mặt con vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức cũng như cách đối xử với những người bên ngoài.
5. Tìm hiểu các mối quan hệ của con.
Những người bạn của con luôn là những người tác động rất lớn đến tính cách cũng như hành vi của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ tham gia vào các nhóm xã hội, nhóm bạn bè khác nhau nhưng đa phần là chung tiếng nói và sở thích. Trong một số trường hợp, giá trị của các nhóm bạn và giá trị của gia đình đôi khi sẽ có xung đột với nhau. Điều này làm trẻ cảm thấy mất cân bằng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ của mình và đôi khi sẽ phản ứng gay gắt khi cha mẹ nói không tốt về những người bạn của con. Vì vậy, cha mẹ nên hiểu được những nhóm bạn của con có chung đặc điểm là gì, từ đó mới có thể trợ giúp con trong việc cân bằng các mối quan hệ của bản thân.’
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
6. Cùng trẻ khám phá bản thân mình.
Việc thay đổi về mặt sinh lý khiến trẻ có nhiều suy nghĩ về cơ thể của mình hơn. Nhất là trẻ sẽ quan tâm, chú trọng đến cơ thể của mình rất nhiều. Cũng vì đó, trẻ sẽ bắt đầu lên mạng và tìm hiểu một số điều để giải quyết các tò mò về mặt sinh lý, nhất là ở con trai. Đôi khi là tìm đến các trang web đen. Với việc này, cha mẹ không nên cấm đoán con cũng như phản ứng gay gắt mà hãy cùng con tìm hiểu các vấn đề tình dục, sinh học cơ bản của con người. Các vấn đề nhạy cảm này cho dù có chút “nhạy cảm” nhưng lại rất quan trọng trong sự phát triển của con cũng như cách nhận thức về tình dục, cách tự bảo vệ bản thân cũng như cách giải quyết, kiềm chế các bản năng tình dục của mình.
Con trai sẽ đối xử với gia đình tương lai gần như cách mà cha nó đối xử với mẹ và anh chị em của mình, nên người cha cần là một hình mẫu lý tưởng nhất cho con.
7. Đừng quá quan trọng hóa vấn đề học tập của con.
Với một số đứa trẻ, việc hành tập không phải lúc nào cũng dễ dàng. Học tập các môn học rất liên quan đến thiên phú của con. Hãy cố gắng để trẻ tự định hướng lối đi cũng như các môn học mà con yêu thích. Đừng bắt ép con trở thành một cái máy học cũng như phải giỏi tất cả các môn. Việc đưa ra quá nhiều áp lực sẽ khiến con rất dễ căng thẳng và nổi loạn cực độ.
Nếu con thích thể thao hay có những năng khiếu đặc biệt, hãy để con học tập và định hướng các nghề nghiệp tương lai liên quan đến những khả năng đặc biệt này của con. Hãy giúp con có động lực để phát triển năng lực của bản thân.
Bài viết liên quan: