0904030189

Cách dậy trẻ 01 tuổi bướng bỉnh

Cách dậy trẻ 01 tuổi bướng bỉnh

Giai đoạn 01 tuổi là giai đoạn có sự thay đổi lớn của trẻ, giai đoạn chuyển từ hài nhi sang tuổi nhà trẻ. Do đó, nhiều bậc ba mẹ lúng túng trong việc hiểu con đặc biết là những người lần đầu làm bố, làm mẹ. Vậy đâu cách dạy trẻ khoa học trong độ tuổi này? Điều mà cha mẹ cần chú ý là gì? Bài viết này tác giả sẽ đi sâu vào phân tích đặc điểm tâm lý của trẻ 01 tuổi, tiếp đó là nguyên nhân dẫn đến sự bướng bỉnh của trẻ và cuối cùng tập trung vào các phương pháp dạy trẻ trong giai đoạn này.



  1. Những đặc điểm tâm lý của trẻ 1 tuổi

Trong giai đoạn 1 tuổi, trẻ bắt đầu biết đứng và học đi, đây sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển nhận thức ở trẻ, thế giới đối với trẻ thơ nên rộng lớn hơn, trẻ có thể khám phá nhiều sự vật từ mọi phía, có thể đi đến chỗ này chỗ kia, xem mọi người làm gì và hỏi chuyện. Từ khi trẻ biết đi, trẻ di chuyển tự do và độc lập hơn, không hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn nữa. Mong muốn khám phá thế giới xung quanh đã tạo động lực cho sự phát triển vận động mạnh mẽ ở trẻ. Đứa trẻ 1 tuổi có khả năng cầm, nắm các đồ vật nhỏ, kẹp chúng giữa ngón cái và ngón trỏ, trẻ có thể tự mình bật tivi, chui vào gầm bàn, mở cửa …

Trong vòng 1 năm đầu trẻ đã hiểu được nghĩa của một số từ và cũng có thể phát âm được một số từ. Trẻ dễ dàng, nhanh chóng học được ngôn ngữ là nhờ tương tác ngôn ngữ với mọi người xung quanh. Việc trẻ và mẹ cùng nhau chơi các trò chơi, đi chơi sẽ giúp cho trẻ biết được tên gọi các vật và các hoạt động gắn liền với chúng. Ngoài cha mẹ, trẻ em từ 1 năm tuổi đều thích thú khi giao tiếp ngôn ngữ với những người xung quanh, bắt chước ngôn ngữ và những biểu hiện khác nhau của người lớn. Nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi này khẳng định: trình độ ngôn ngữ của trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động giao tiếp của người lớn với trẻ. Càng thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ nhiều bao nhiêu, ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú đa dạng bấy nhiêu và ngược lại.

Khi một tuổi, trẻ đã có thể điều khiển hành vi của mình tốt hơn và chủ động hơn trong các mối quan hệ cảm xúc với bố mẹ. Trẻ bắt đầu sử dụng lời nói trong giao tiếp với mọi người xung quanh, vì vậy chúng có khả năng báo trước cho bố mẹ những đòi hỏi của mình một cách hiệu quả và rõ ràng hơn so với trước đây. Vào thời kì này ở trẻ xuất hiện một loạt các cảm xúc mới bao gồm tức giận, vui mừng và buồn bực.

Hầu hết trẻ được 1 năm tuổi có thể tưởng tượng ra là chúng đang ăn, đang uống hoặc đang ngủ, hay nói cách khác trẻ tưởng tượng các hành động quen thuộc dưới hình thức các hình ảnh. Trẻ tưởng tượng ra các tình huống và dùng chính cơ thể mình để diễn tả chúng, ví dụ: trẻ có thể giả vờ là đang ngủ và nằm cuộn tròn trên tấm thảm, trẻ mô tả một cái nhà to bằng cách khoát hai cánh tay rộng ra hai bên.

Khi gần 1 tuổi, hầu hết trẻ đã biết phát âm những từ đầu tiên. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đây phát triển theo 2 hướng, một mặt hiểu ngôn ngữ của người lớn, mặt khác là hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của mình. Thường thì việc hiểu ngôn ngữ của người khác bao giờ cũng phát triển sớm hơn việc hình thành ngôn ngữ tích cực của riêng mình. Vào khoảng 1 tuổi, trẻ có thể nói một vài từ và hiểu các câu đơn giản mà người lớn nói ra nhưng phải gắn trực tiếp với tình huống cụ thể. Ví dụ, trẻ có thể hiểu câu nói “Cho mèo ăn nhé” khi mẹ đang lấy thức ăn cho mèo ăn ngay trước mắt của trẻ.

Sự phát triển nhận thức không tách rời với sự phát triển cảm xúc của trẻ. Chúng ta đã nói quá trình tri giác của trẻ em trong lứa tuổi này luôn đi kèm với các cảm xúc, và trẻ chỉ có những phản ứng cảm xúc đối với những gì trẻ trực tiếp tri giác được. Trẻ có thể vừa mới khóc vì bị lấy mất đồ chơi, xong lại cười ngay được khi được cho xem cái gì đó mới lạ.

  1. Nguyên nhân dẫn tới sự bướng bỉnh khi trẻ 1 tuổi

Đây là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa tuổi hài nhi và tuổi nhà trẻ. Trẻ có khả năng tự làm một số việc nhưng cha mẹ chưa kịp thay đổi cách ứng xử và chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu độc lập của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ vẫn ứng xử với trẻ như khi chúng chưa biết đi và hạn chế sự tò mò khám phá của trẻ. Những cơn hờn dỗi của trẻ thường xuất hiện khi người lớn không hiểu ý muốn, lời nói, cử chỉ… của trẻ, hoặc hiểu mà không thực hiện những gì trẻ muốn, hoặc ngăn cản những hành động của trẻ.

Cách dạy trẻ 01 tuổi bướng bỉnh

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân trực tuyến 24/7:  0904030189

Nhu cầu khám phá mọi đồ vật xung quanh phát triển mạnh khiến trẻ đòi lấy đủ thứ, kể cả những vật nhọn, các vật dụng dễ vỡ, các ổ điện … Vì muốn an toàn cho trẻ nên người lớn thường không cho phép trẻ làm những điều đó. Ở giai đoạn này, có thể thường xuyên nghe thấy tiếng quát của cha mẹ “không được”. Trước đây trẻ vẫn nghe người lớn nói “không được”, nhưng đó là khi trẻ chưa có khả năng và chưa muốn làm cái điều “không được” đó. Còn bây giờ, khả năng vận động và nhận thức của trẻ đã mở rộng, trẻ khao khát khám phá thế giới xung quanh, từ “không được” của người lớn gây ra những phản ứng kịch liệt ở một số trẻ (hét ầm lên, lăn lộn trên sàn nhà, đập chân tay, giãy giụa, ăn vạ). Những phản ứng cảm xúc dữ dội của trẻ nhiều khi có liên quan tới phương pháp giáo dục trong gia đình.

  1. Cách dạy trẻ 1 tuổi bướng bỉnh

Người lớn nên có cách ứng xử với trẻ em phù hợp, tổ chức được những môi trường hoạt động an toàn, sáng tạo và khích lệ, hướng dẫn trẻ trơi trong môi trường đó, giải thích nhất quán và nhẹ nhàng những gì không được phép thì sẽ giảm bớt những phản ứng cảm xúc không mong muốn của trẻ em trong giai đoạn này.

Trẻ ương bướng thường có những hành vi “sai bảo” và yêu cầu cha mẹ lấy giúp đồ vật hấp dẫn nào đó, mở ra cũng xem, hỏi mẹ và chờ đợi cách giải thích, nếu không chúng sẽ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực như: khóc, đập sàn, hầm hét… Ví dụ như trẻ đòi lấy những vật dụng gia đình: điện thoại, điều khiển tivi, cốc, chén, ổ điện, máy lửa, dao… Người lớn cần để những vật dụng nguy hiểm trên cao và giải thích cho trẻ hiểu là những vật dụng đó nguy hiểm và không chơi được. Ngoài ra, cần tận dụng thời điểm trẻ muốn “học” không biết mệt này để phát triển khả năng vận động, trí tuệ, ngôn ngữ, cảm xúc và ý chí cho trẻ. Cha mẹ cần tạo môi trường để trẻ được chơi cùng các trẻ khác để thỏa mãn nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ. Cha mẹ cũng cần dành thời gian để chơi với trẻ, mà thực chất là hướng dẫn trẻ cách chơi trò chơi, cách sử dụng một số đồ vật đơn giản, khích lệ trẻ tích cực hoạt động, nỗ lực vượt trở ngại, khích lệ trẻ học và sử dụng ngôn ngữ.

Ngoài ra, trong độ tuổi này, trẻ đang học hỏi và bắt trước y hệt theo những gì người lớn làm, nên một phần sự bướng bỉnh đó là do cách mà trẻ học hỏi theo, nên khi trước mặt trẻ, người lớn cần có những hành vi đúng chuẩn mực và giải thích những hành vi của mình cho trẻ hiểu. Khi trẻ có những hành vi sai lệch cần trấn chỉnh lại và thay đổi hành vi đúng cho trẻ.

Bài viết có tham khảo từ cuốn giáo trình tâm lý học phát triển của tác giả Trương Thị Khánh Hà, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Nguyen Hoan

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com