0904030189

Cách giáo dục khi con ăn cắp vặt.

Cách giáo dục khi con ăn cắp vặt.

Đối với nhiều bậc cha mẹ rất khổ tâm khi thấy con có thói xấu ăn cắp vặt. Ngay từ khi còn nhỏ, nếu con có hành vi ăn cắp vặt mà không được bố mẹ quan tâm, uốn nắn thì khi lớn lên sẽ thành một thói xấu, rất khó bỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Vì vậy, việc cha mẹ giáo dục con một cách đúng đắn, nghiêm khắc khi thấy con có hành vi ăn cắp vặt là điểu rất cần thiết.



Có rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con cái của mình có hành vi ăn cắp vặt đã không khỏi bất ngờ vì cuộc sống của con rất đầy đủ. Bản thân cha mẹ cũng không để con thiếu thốn thứ gì. Vậy tại sao con vẫn có thói quen ăn cắp vặt? Hành vi ăn cắp vặt được bắt nguồn, nảy sinh từ bản tính tham lam, không kiềm chế, kiểm soát được bản thân mình. Khi con nhìn thấy bạn bè xung quanh có một bộ đồ chơi mới, một vật dụng gì mà con không có. Với sự ham thích, tò mò của mình, con cũng muốn có được thứ đó. Nếu con hỏi bạn, được bạn cho mượn chơi chung đã đành nhưng nếu con bị từ chối cũng sẽ nảy sinh việc con muốn lấy đồ chơi đó để thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình.

Nhiều khi cha mẹ cảm thấy xấu hổ vì con thường xuyên ăn cắp vặt đồ của bạn bè, người quen thân. Hỏi ra con chỉ nói đơn giản vì bản thân mình không có hay vì con thích. Con thậm chí không nhận thức được đó là một việc làm tai hại và để lại hậu quả xấu cho bản thân, những người xung quanh mình. Trẻ nhỏ thường sống bản năng hơn người lớn nên nhiều khi yêu thích một thứ gì đó là lập tức muốn có được. Bên cạnh đó, việc làm ấy cũng như một sự trải nghiệm cho chính bản thân mình nhưng nếu cha mẹ biết sớm, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời sẽ chấm dứt hành vi xấu, con sẽ phát triển đúng hướng. Ngược lại, nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời, giúp con sửa chữa lỗi lầm thì sẽ trở thành một thói quen, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển tính cách, nhân cách sau này.

Một đứa trẻ nếu sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, những người thân yêu, luôn cảm thấy cô đơn cũng sẽ nảy sinh hành vi ăn cắp vặt như một cách để tạo cảm giác an toàn cho mình. Thậm chí muốn gây sự chú ý với những người xung quanh để bản thân được quan tâm nhiều hơn. Với những trường hợp như vậy thì căn nguyên, gốc rễ của vấn đề là tình yêu thương. Bố mẹ, người thân nên dành nhiều thời gian cho con cái, quan tâm đến những vấn đề trong cuộc sống và chia sẻ khó khăn để con cảm nhận được giá trị của bản thân mình trong lòng mọi người mà không phải tìm đến sự giải tỏa, thỏa mãn theo hướng tiêu cực kia. Khi con có hành vi ăn cắp vặt, cha mẹ vẫn cần giữ thái độ nhẹ nhàng, không nên chửi mắng con hay có những lời lẽ thậm tệ sẽ khiến con xấu hổ, tự ti và sống khép kín hơn. Cha mẹ hãy trở thành người bạn chia sẻ mọi điều, tâm sự và định hướng đúng đắn cho con. Dù vậy cha mẹ cũng phải có thái độ rõ ràng, nghiêm khắc và dứt khoát, không được thỏa hiệp hay tiếp tục nuông chiều con.

Dù con có đầy đủ về vật chất nhưng hễ nhìn thấy mọi người xung quanh có đồ gì con thích là con lấy, giấu đi thì cha mẹ cũng cần dạy con về tính sở hữu. Mỗi người đều được sở hữu những gì thuộc về cá nhân mình và con cũng vậy. Con không được chiếm đoạt quyền sở hữu của người khác. Cha mẹ hãy lấy ví dụ nếu như đồ đạc của con, những gì con yêu thích mà bị người khác lấy đi thì con sẽ cảm nhận như thế nào? Con cần phải hiểu vật đó thuộc về ai và ai mới có quyền sử dụng nó? Nếu không phải đồ của mình thì tuyệt đối không được tự tiện lấy làm đồ của mình. Con muốn được mọi người xung quanh tôn trọng các vật riêng tư của mình thì con cũng phải làm được điều đó.

Cách giáo dục khi con ăn cắp vặt

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Để hình thành nên nhân cách tốt đẹp ở con cái của mình, cha mẹ hãy luôn là tấm gương để con noi theo. Cha mẹ khó mà dạy bảo con từ bỏ thói ăn cắp vặt nếu điều đó tồn tại ở chính bản thân người lớn. Trong nhiều gia đình, cha mẹ có suy nghĩ bản thân mình là người sinh ra con cái nên cần phải biết tất cả những thứ riêng tư của con. Do đó, cha mẹ không ngại ngần xâm phạm vào thế giới riêng của con. Điều này vô hình chung tạo nên tâm lý thoải mái, tự do ở con, có thể động chạm vào bất cứ đồ đạc gì của những người xung quanh. Khi con lấy đồ của người khác, cha mẹ không nên có thái độ căng thẳng, gay gắt quá nhưng phải giáo dục con một cách nghiêm túc để con hiểu bản thân mình làm vậy là sai, cần phải từ bỏ. Thêm vào đó cha mẹ hãy biểu lộ sự tin tưởng vào con rằng con sẽ sửa đổi được và chấm dứt hành vi xấu đó. Việc làm ấy chính là sự khích lệ, động viên tinh thần to lớn đối với con cái, giúp con vượt qua sự xấu hổ, suy nghĩ tiêu cực. Cha mẹ cũng cần nói cho con nghe về sự khổ sở của những người bị mất đồ để con hiểu lấy đồ của người khác tệ hại đến thế nào. Hành vi đó cần phải loại bỏ. Việc thay đổi một thói xấu, một hành vi sai trái không phải là dễ dàng cũng không phải ngày một ngày hai là có kết quả. Cha mẹ cần kiên trì, nhẫn nại và có sự tin tưởng vào con cái của mình.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Lan Lan

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com