0904030189

Bé quá hiếu động, mình phải làm sao?

Bé quá hiếu động, mình phải làm sao?

Con trai mình năm nay 37 tháng tuổi. Từ khoảng 2 tuổi bé chạy nhảy luôn tay luôn chân suốt ngày không lúc nào ngồi yên nửa phút. Mà cháu mắc bệnh khò khè nữa. Đi khám Bác sĩ con thở không được nhưng vẫn chạy nhảy liên tục. Bác sĩ nói con nghịch vậy sao không khò khè cho được. Đi tới đâu thấy ghế là lật đổ hết, đồ chơi bé không chịu nhặt chơi từng món hay ngồi yên nghiên cứu lắp ráp, mà cứ đổ hết tung toé ra đầy nhà. Lắp 1 số thứ cứ đẩy món này vô món khác rất mạnh tay. Nhưng mình nói bé làm mạnh hơn, có khi thì cũng nghe dạ vâng đó. Nhưng nghe xong lại vẫn vậy. Chuyên gia có cách nào chỉ bảo mẹ cháu với?



Chuyên gia tham vấn tâm lý:

Bạn thân mến!

Trước tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi những lời tâm sự của mình về chuyên mục Tư vấn tâm lý, tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư Vấn An Nam. Đọc những dòng tâm sự của bạn, tôi hiểu được sự lo lắng bạn đăng gặp phải trước vấn đề của con bạn. Tôi lắng nghe, chia sẻ và xin được tư vấn như sau.

Bạn có con trai. Hiện tại con được 37 tháng tuổi. Từ khi con hai tuổi thường hay có hành vi chạy nhảy rất nhiều, luôn chân luôn tay, không chịu ngồi yên dù chỉ nửa phút. Khi thấy con như vậy, bạn cũng đã đưa con đi khám bác sĩ. Trong thư tôi không thấy bạn nói chi tiết là đi khám bác sĩ chuyên khoa gì? Trước tình trạng của con như vậy, bác sĩ kết luân ra sao và đã có hướng điều trị, can thiệp như thế nào cho con hay chưa? Con của bạn bị khò khè và khi đến bác sĩ thì vẫn chạy nhảy, hoạt động rất nhiều. Bác sĩ nói với bạn rằng vì con nghịch nhiều nên khò khè. Tiền sử con bạn có mắc bệnh gì về đường hô hấp hay không? Chẳng hạn như viêm phế quản, hen phế quản. Những lúc con chạy nhảy, nghịch như vậy, bạn đã làm gì để giúp con trấn tĩnh hơn? Ngoài những chia sẻ về biểu hiện hành vi ở con bạn như vậy, con có gặp phải những khó khăn nào khác hay không? Sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy của con như thế nào?

Việc con thấy nghế là lật đổ hết rồi chơi đồ chơi không biết cách, làm gì cũng mạnh tay như vậy có thể thấy con thiếu kiên trì, nhẫn nại. Đối với những việc làm cần thời gian, sự cẩn trọng và tỉ mỉ là con không thể làm được. Bạn có nhắc nhở con nhưng con không nhớ, có đôi khi “dạ vâng” nhưng rồi lại quên. Điều này cho thấy khả năng nghi nhớ, tuân thủ những quy tắc, nề nếp của con cũng rất khó khăn. Để giúp con thay đổi được tình hình hiện tại bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng con. Khi chơi đồ chơi, bạn hãy làm mẫu cách chơi từng loại để con biết với đồ chơi này mình phải làm thế nào và khi sang đồ chơi khác sẽ ra sao? Tránh để lẫn tất cả các đồ chơi với nhau, con đổ tung tóe ra nhà, vừa mất thời gian dọn dẹp mà hiệu quả lại không cao. Tính con thiếu kiên trì nên những trò chơi như tô màu, đất nặn, xâu hạt vòng, xếp chồng khối, chơi luân phiên (câu cá) sẽ phù hợp hơn. Trong quá trình chơi cùng con bạn hãy nói chuyện và chỉ ra cách chơi để con nắm được những quy tắc, luật chơi. Con hoạt động liên tục như vậy nên bạn cũng cần linh hoạt trong quá trình chuyển thứ tự các trò chơi, tránh duy trì một trò chơi quá lâu con sẽ nhàm chán mà chạy nhảy.

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Hiện tại, con bạn đã đi học mẫu giáo hay chưa? Nếu đã đi học thì các cô ở lớp nói tình hình của con như thế nào? Con có ngồi yên trong lớp, chịu hợp tác với các cô hay không? Trong trường hợp con chưa đến lớp thì con ở nhà với ai? Thời gian ở nhà con có xem ti vi, điện thoại nhiều hay không? Nếu như gia đình bạn đang cho con xem những chương trình trên ti vi, điện thoại với thời lượng lớn thì cần cắt bỏ bớt thời gian. Thay vào đó, nên đưa con ra ngoài đi chơi nhiều hơn, chơi cùng con để uốn nắn những hành vi tiêu cực đang có. Thông thường trẻ lên ba sẽ biểu hiện tính cách nhiều hơn, có xu hướng nghịch ngợm và làm ngược lại mong muốn, yêu cầu từ phía bố mẹ, những người xung quanh. Bạn cần quan sát những hành vi của con trai liên tục, thường xuyên để xem con có thay đổi gì không? Trường hợp, bạn cùng gia đình đã có nhiều sự thay đổi trong cách ứng xử, hành vi của mình nhưng tình trạng của con không khá hơn. Con vẫn chạy nhảy, không chịu ngồi yên và không nắm được những quy tắc, ghi nhớ thông tin một cách tích cực, bạn nên đưa con đến những bệnh viện khoa tâm lý hoặc các trung tâm tư vấn đánh giá, thăm khám trẻ có khó khăn về tâm lý, hành vi, ngôn ngữ để hiểu tình trạng của con hơn. Từ đó mới có được kết luận chính xác nhất và có hướng can thiệp hành vi cho con. Những vấn đề này ở con cần được can thiệp tích cực một cách sớm nhất bởi nếu không sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình học tập của con sau này. Mong bạn sớm giải quyết được vấn đề của con.

Thân ái chào bạn!

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Lan Lan

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com