0904030189

Cách dạy con khi 15 tuổi

Cách dạy con khi 15 tuổi.

Đây được xem là lứa tuổi có nhiều sự nổi loạn. Trẻ chưa hẳn là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con. Lứa tuổi gọi là tuổi Teen, có nhiều sự ẩm ương. Những thay đổi về mặt sinh lý, thể chất cũng như đời sống tâm lý tạo ra nhiều vấn đề khác nhau. Trẻ cần có cha mẹ, người thân bên cạnh để định hướng, biết phân biệt đúng sai, hướng đến sự hình thành, phát triển tính cách, nhân cách tốt đẹp sau này.



Chuyên gia tư vấn tâm lý:

Nhiều bậc cha mẹ thường đau đầu vì vấn đề trẻ đến ngưỡng tuổi 15 có nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ. Bản thân có những hành vi khác lạ khiến cha mẹ không biết từ khi nào con cái của mình lại trở nên như thế. Lúc này, có những cha mẹ không khỏi thất vọng về con cái của mình, có những lời lẽ không hay, trách mắng, đánh đập con. Việc làm đó đã tạo ra sự tổn thương ở con và khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái ngày càng xa cách. Trẻ ở độ tuổi này vốn hướng đến các mối quan hệ bạn bè nhiều hơn, có sự chia sẻ ít dần với cha mẹ của mình. Khi các bậc phụ huynh làm vậy vô hình chung càng đánh mất quyền lợi của mình, cơ hội để hiểu con hơn. Trong hoàn cảnh này, cha mẹ hãy bình tĩnh, tìm hiểu mọi nguyên do để trò chuyện tâm tình với con, hiểu được những vấn đề con đang phải trải qua, tạo sự tin tưởng đối với con mình.

Cha mẹ hãy dạy con về những thay đổi ở cơ thể mình. Từ sự thay đổi về mặt thể chất, sinh lý kéo theo những thay đổi về mặt tâm lý. Con sẽ chú ý đến hình dáng cơ thể mình nhiều hơn. Tâm lý để ý đến bạn khác giới, có sự rung động và cảm mến lẫn nhau. Việc tự chăm sóc bản thân mình, biết cách bảo vệ chính mình trước sự thay đổi đó cũng như những tệ nạn xung quanh như ma túy, xâm hại tình dục, bạo lực học đường…Mục đích của cha mẹ là trang bị cho con những kĩ năng để tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những tệ nạn và hướng đến những hoạt động mang tính chất lành mạnh. Cha mẹ cũng nên từ bỏ suy nghĩ bao bọc, làm hộ con mọi việc, không cho con động tay chân vào bất cứ việc gì. Điều này chỉ làm thui chột khả năng tự lập của con. Ở lứa tuổi này, con cần phải biết tự chăm sóc bản thân mình, có những kĩ năng tự phục vụ và tự lập trong học tập cũng như cuộc sống.

Các mối quan hệ xã hội của con cũng được mở rộng hơn. Con có thêm nhiều bạn bè và cũng muốn khẳng định bản thân mình. Cha mẹ hãy giúp con hình thành tính tự tin, cởi mở và hướng đến sự chân thành, thân thiện, trung thực trong cuộc sống. Khi con gặp gỡ, kết bạn với mọi người xung quanh yếu tố trung thực được đặt lên hàng đầu. Đó là cách con tôn trọng bản thân mình và những người xung quanh. Các mối quan hệ bạn bè cũng giúp con nhận thức, nhìn nhận và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, giúp con hiểu hơn về bạn bè, lựa chọn cho mình những người bạn tốt. Lứa tuổi này con cũng có xu hướng a dua, bắt chước và đua đòi theo chúng bạn, cha mẹ hãy là một người bạn lớn, trưởng thành, vững vàng giúp con nhận thức được xấu tốt, đúng sai, tránh làm hại bản thân mình, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Cuộc sống có nhiều vấn đề cần mỗi người giải quyết và bản thân con cũng vậy. Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, con cũng phải rèn luyện cho mình khả năng đương đầu, vượt qua khó khăn, thử thách với một thái độ kiên định. Trong các mối quan hệ, con nên có thái độ tôn trọng và yêu thương, vị tha, bao dung với người xung quanh mình. Đó là nền tảng hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.Con muốn được mọi người tôn trọng, trước hết bản thân con cần phải làm được điều đó. Việc làm tổn thương người khác là điều không nên, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của con với mọi người. Cũng như vậy, con không nên động chạm vào đồ đạc của người khác. Con chỉ sử dụng khi có được sự cho phép của mọi người. Điều này giúp con biết được giới hạn của bản thân mình, không phạm vào thế giới riêng của người khác.

Cách dạy con khi 15 tuổi

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Cha mẹ nên có thái độ nghiêm khắc với những việc làm của con nhưng vị tha, bao dung trước mọi lỗi lầm. 15 tuổi, mặc dù con đã biết nhiều việc và có thể tự lập một số vấn đề nhưng bản thân con vẫn đang trong quá trình học hỏi những kỹ năng. Cho nên con cũng không tránh khỏi sai lầm. Khi đó, cha mẹ hãy đối xử với con một cách ôn hòa, có trách mắng nhưng cũng cần có thái độ nhẹ nhàng, khéo léo, tránh tạo sự chống đối ở con hay tổn thương khiến con xa cách cha mẹ hơn. Cũng như vậy, trong mối quan hệ của con với bạn bè sẽ có lúc con gặp phải sự khó chiu, bốc đồng, sốc nổi thì cách ứng xử nhẹ nhàng của cha mẹ sẽ giúp con biết kiềm chế bản thân, ứng xử và giải quyết vấn đề cho hợp lý.

Trẻ ở lứa tuổi này có “cái tôi” rất lớn, lòng tự trọng và sự thể hiện bản thân mình luôn mong muốn được cha mẹ, những người xung quanh tôn trọng. Vì thế cha mẹ cần có thái độ yêu thương, tôn trọng con, tránh nói những câu động chạm đến lòng tự ái của trẻ. Con chú ý đến hình thể, tính cách của bản thân, sợ bị chê trách và đánh giá là kém cói, sẽ hình thành tính tự ti ở trẻ. Việc cha mẹ nên làm là luôn luôn động viên, khích lệ con cố gắng trong mọi hoàn cảnh, chia sẻ, lắng nghe mọi vấn đề con gặp phải cũng như tạo sự tin tưởng để con sẵn sàng nói ra những tâm sự ẩn chứa trong lòng mình. Khi đó cha mẹ sẽ trở thành người bạn đáng tin cậy của con khiến con cảm thấy an toàn trên hành trình yêu thương, học hỏi những kĩ năng của cuộc đời mình.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Lan Lan

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com