0904030189

Làm gì khi trẻ có thần tượng.

Làm gì khi trẻ có thần tượng.

Hiện nay, giới trẻ có một hiện tượng phổ biến đó là thần tượng idol. Có nhiều thông tin nói về sự thần tượng quá mức của giới trẻ dẫn đến nhiều hành vi lệch lạc khi liên quan đến idol của mình.



Thực ra, ai cũng từng có thần tượng của riêng mình, đó có thể là một hình mẫu từ nhân vật tưởng tượng như Siêu nhân, Người dơi, các hình mẫu công lý,… hay các ca sĩ, diễn viên với vẻ ngoài bắt mắt hoặc với một số người thì cha mẹ chính là thần tượng cao nhất trong lòng. Việc có thần tượng không phải là xấu, chỉ là, nếu thần tượng đến mức quá cuồng thì mới ảnh hưởng đến cuộc sống của một người. Vì vậy, khi thấy trẻ đang thần tượng một ai đó, cha mẹ nên ứng xử như nào ?

Làm gì khi trẻ có thần tượng.

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

1. Nhìn nhận đúng đắn

Thần tượng trên thực tế không phải là một điều xấu, ở lứa tuổi dậy thì, một hình mẫu tốt luôn là động lực để trẻ có thể làm gương và cải thiện hành vi của mình và hoàn thiện con người của mình. Nên, khi thấy trẻ bắt đầu sưu tập hình ảnh, tham gia các nhóm fan hâm mộ,… thì cha mẹ cũng không cần làm quá lên, cấm đoán hay là các hình thức ép buộc con phải bỏ đi thần tượng của mình, nhất là khi thần tượng các hình mẫu như ca sĩ, diễn viên,… vì đây là có thể trẻ bị ảnh hưởng từ nhóm bạn và đám đông thì ảnh hưởng đến tâm lý một cách rõ rệt hơn. Thần tượng là một động lực của trẻ để trẻ phấn đấu để gần với hình mẫu mình lý tưởng trong lòng nhất. Cha mẹ nên hiểu rõ điều này, thay vì cấm đoán, hãy cố gắng cổ vũ, ủng hộ và khích lệ cho con học được những điểm tốt từ thần tượng của mình. Đừng bỏ rơi con, để mặc cho con đi tìm các cộng đồng fan hâm mộ trên mạng mà đôi khi dẫn đến những suy nghĩ và hành vi lệch lạc. Hãy để con trở thành một fan hâm mộ đúng đắn và có kỹ năng chọn lọc thông tin từ thần tượng.

2. Nói chuyện với con nhiều hơn

Một đứa trẻ mà đời sống tinh thần quá phụ thuộc vào thần tượng vì đa phần trong cuộc sống tình cảm của chúng có chỗ dựa rất mềm mỏng. Nghĩa là, cha mẹ rất ít dành thời gian hoặc thể hiện tình cảm của mình đến con cái khiến nó cảm thấy bị bỏ rơi và không có điểm tựa nào. Cha mẹ nên dành thời gian cho riêng mình như những lúc ăn cơm, hỏi han cuộc sống của con, các câu chuyện trên trường hay mọi vấn đề trong cuộc sống,… Đừng phán xét, dọa nạt khi con có những hành vi không chuẩn mực, trẻ em chưa thể nào hiểu rõ được các hành vi mà mình đang làm, cha mẹ nên giải thích và đưa ra một số lời khuyên giúp trẻ để trẻ có thể có thể phát triển tốt nhất cũng như dần dần thoát khỏi sự trói buộc của thần tượng.

Ngoài ra, thần tượng một ai đó không phải là một hai ngày là được, đó là cả một quá trình dài từ sự yêu thích đến đam mê, cha mẹ cũng nên tìm hiểu sở thích của con từ đầu, nhìn nhận ra vấn đề và định hướng cho con một cách rõ ràng hơn. Đừng để con sa vào thần tượng một cách mù quáng, rồi đến khi con có biểu hiện thái quá thì cha mẹ cũng hành xử gắt gỏng với con luôn. Một vấn đề chưa chắc đã xuất phát từ một phía, cha mẹ nên tìm hiểu đời sống tinh thần của con nhiều hơn để tránh những hiểu lầm không đáng có.

3. Xây dựng hình mẫu lý tưởng cho con từ chính bản thân

Ở gia đình, đôi khi cha mẹ cũng có nhiều hành vi không chuẩn mức khiến cho con cái noi theo, và cảm thấy bất mãn khi mà ba mẹ làm được mà con thì không. Khi cha mẹ sai, trẻ con không có quyền nói ra, nhưng khi con sai, cha mẹ lại nổi cơn ầm ĩ với con, kể cả cùng một sự việc đơn giản như để quên đồ. Có một quan điểm của một số người rằng :”Cha mẹ có sai cũng là cha mẹ con, con không được quyền nói xấu họ”. Nhưng mà, trên thực tế, điều này chỉ làm cho trẻ trở nên thụ động, không dám nói ra những điều bất mãn trong cuộc sống hơn mà thôi, hãy để trẻ được nêu ra ý kiến, cha mẹ cũng thừa nhận và cố gắng thay đổi hành vi thay vì chỉ nói với con mà cha mẹ lại không làm được. Học cách chấp nhận cũng như nói lời xin lỗi cũng là một hành vi đẹp đầy tính văn minh. Xin lỗi không phải là hạ thấp mình, hiểu rằng xin lỗi là biểu hiện của sự tôn trọng bản thân và người khác.

4. Tạo cho con nhiều hoạt động khác

Cha mẹ nên dành thời gian cho con cũng như các sở thích khác của con. Việc hâm mộ một ca sĩ có thể là bởi vì con thích hát? Việc giáo dục cẩn thận và lên kế hoạch cho sự phát triển của con là một việc hết sức cần thiết ngay từ còn nhỏ. Khi cuộc sống đã quá nhàm chán với trẻ, trẻ thường sáng đi học, tối làm bài tập,… các hoạt động khác của trẻ bị bỏ quên dẫn đến trẻ bám niềm tin vào thần tượng, game,… là điểu dễ hiểu.

Cố gắng cho trẻ hoạt động nhiều hơn, cùng trẻ chạy bộ buổi sáng, đưa trẻ đi ăn sáng, cùng trẻ chuẩn bị bữa tối,… đều là các hoạt động rất tích cực, hàn gắn tình cảm của trẻ đến gia đình

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Minh Đình

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com