Thay đổi tâm lý của trẻ tuổi dậy thì
Khi con bắt đầu tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu có những thay đổi đáng kể, các bộ phận và chức năng bắt đầu phát triển mạnh mẽ cũng như có sự chín muồi về giới tính. Cha mẹ cũng cần có đầy đủ kiến thức về tâm lý tuổi dậy thì cũng như cơ thể lúc dậy thì để trẻ có thể tự tin phát triển bản thân mình.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cháu gái thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì?
- Tư vấn sức khỏe tuổi dậy thì – Hiểu để chăm sóc quan tâm trẻ tốt hơn
Tuổi thiếu niên là độ tuổi mà trẻ bắt đầu có những bước chuyển giao để trở thành người lớn, cũng vì điều này, có quá nhiều mặt thay đổi về sinh học cũng như về các mối quan hệ bên ngoài mà trẻ rất dễ có nhiều khủng hoảng về mặt tâm lý.
Vậy điều gì làm thay đổi về mặt tâm lý của trẻ thì hãy cùng trung tâm tư vấn An Nam tìm hiểu sau:
1.Sự lo lắng về hình dáng
Sự thay đổi về mặt tâm lý của trẻ tuổi vị thành niên có rất nhiều ảnh hưởng là từ ngoại hình của mình.
Trẻ độ tuổi này cảm nhận rất rõ sự biến đổi của bản thân mình và cũng như rất nhạy cảm với vẻ bề ngoài của mình. Thông thường chúng sẽ so sánh bản thân mình với những người xung quanh, và sẽ cảm thấy rất tự ti với những suy nghĩ về bản thân như mình béo quá, mình lùn quá, mặt dài quá, da đen quá, mặt nhiều mụn … đều cho cho tâm lý trẻ bất ổn.
Ngoài ra, sự thay đổi về chiều cao, cân nặng, cùng sự phát triển nhanh chóng của cơ thể khiến máu lên não gặp khó khăn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của trẻ. Cũng như các hoocmon tình dục sản sinh nhiều khiến cho trẻ luôn cảm thấy bồn chồn day dứt.
Việc quan tâm thái quá đến ngoại hình còn làm cho trẻ có suy nghĩ người khác luôn trong tình trạng đánh giá bản thân. Làm cho trẻ càng trở nên nhạy cảm hơn về ngoại hình, nhất là các trẻ nữ, dẫn đến rất dễ tổn thương về tâm lý. Hiện tượng này gọi là “khán giả tưởng tượng”.
2. Giao tiếp
Bên cạnh hoạt động học tập, thì giai đoạn tuổi dậy thì trẻ rất quan trọng việc giao tiếp, đây được xem như là hoạt động chủ đạo của trẻ trong độ tuổi này. Trẻ có nhu cầu giao tiếp rất mạnh mẽ, đôi khi lấn át cả hoạt động học tập, nhiều trẻ đi học với mục đích là giao tiếp, vui chơi với bạn bè.
Trẻ ở giai đoạn này thích giao tiếp chủ yếu với các đối tượng cùng tuổi, rất ít giao tiếp với những đứa trẻ nhỏ hoặc người lớn. Vì trẻ cảm thấy mình muốn ứng xử một cách người lớn và không thích việc người lớn xen vào hoạt động cá nhân, trẻ đề cao bản thân và muốn tự tay giải quyết tất cả. Việc giao tiếp với bạn trang lứa khiến chúng dễ cảm thấy có nhiều điểm tương đồng, cảm thấy bản thân tự tin hơn, điều này sẽ giúp trẻ rất nhiều về sự hình thành nhân cách những như sự tự ý thức về bản thân mình.
Ngoài ra, việc giao tiếp với cha mẹ cũng có rất nhiều thay đổi với sự phát triển tâm lý của con. Không phải tự nhiên giai đoạn này được mọi người xem là giai đoạn nổi loạn của tuổi trẻ, đa phần trẻ tuổi dậy thì đều có những bất đồng, mâu thuẫn thậm chí gay gắt đến cha mẹ chúng. Điều này chủ yếu đến từ nguyên nhân trẻ muốn dành được quyền tự quyết và độc lập với cha mẹ. Việc mâu thuẫn giữa nhận thức và nhu cầu độc lập của con làm tăng mong muốn đưa ra quyết định các vấn đề của bản thân và phá bỏ các quy tắc mà cha mẹ áp đặt lên chúng. Việc gây áp lực quá nhiều lên con cái làm cho trẻ trở nên nổi loạn và khó nghe lời hơn rất nhiều. Cha mẹ nên nhẹ nhàng và tìm cách thấu hiểu con hơn.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
3. Giáo dục của cha mẹ
Giáo dục của cha mẹ là tập hợp các hành động dặc thù, diễn ra đồng thời hay riêng lẻ, nhằm tác động có mục đích lên sự phát triển nhân cách của trẻ.
Tùy theo cách mà chạy mẹ dạy con sẽ dẫn đến những thay đổi về mặt tâm lý của trẻ.
Những người cha mẹ thường có hành vi khích lệ, quan tâm con cái thì thường hay mỉm cười, tình cảm nồng ấm, khích lệ và ủng hộ con nhiều hơn. Trong khi các bà mẹ không có xu hướng này lại hay quát nạt, phê phán, đánh giá thấp đứa trẻ khiến chúng càng thêm tự ti, không dám bộc lộ cảm xúc và rất thu mình hoặc sẽ trở nên nổi loạn quá mức.
Ngoài ra, có những người cha mẹ uy tín hay đưa ra các quy tắc , yêu cầu thường liên quan đến sự quan tâm của trẻ cũng làm cho cho trẻ cảm nhận tình cảm ấm áp từ cha mẹ. Cha mẹ đặt ra các quy tắc và giải thích ý nghĩa quy tắc ấy với chúng. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ uy tín sẽ con thông thường sẽ tự tin, có khả năng kiểm soát bản thân và có uy tín xã hội hơn so với những đứa trẻ mà cha mẹ có lối sống kiểm soát, áp đặt.
Cha mẹ quá niều chuồng khiến cho trẻ cảm nhận được tình cảm nhưng lại khiến trẻ có lối sống tùy ý. Hay cha mẹ quá nghiêm khắc lại khiến trẻ trở nên khó bảo, hay gây gổ với những người xung quanh.
4. Sự tự ý thức của bản thân
Một số trẻ vị thành niên không hình thành được biểu tượng tích cực về bản thân chưa có sự ổn định được về tính cách, một số biểu hiện về điều này như sau:
Cảm xúc thất thường. Sự thay đổi về mặt sinh học – nhất là yếu tố sinh dục – cũng như các yếu tố xã hội khiến cho trẻ khó ổn định được cảm xúc của bản thân.
Chưa ổn định về mặt nhận thức lẫn đạo đức. Giai đoạn này trẻ chưa có một hệ thống đạo đực hoàn chỉnh. Trẻ dựa dẫm, ảnh hưởng và hình thành các hành vi dựa theo nhóm bạn chúng tham gia. Đôi khi dẫn đến vi phạm về mặt pháp luật.
Chưa ổn định về tự đánh giá bản thân. Tuổi dậy thì cai tôi của trẻ trở nên bấp bênh, trẻ rất nhạy cảm với các đánh giá về ngoại hình khiến cho trẻ dễ trở nên có bất thường về mặt tâm lý.
Mẫu thuẫn trong tính cách và xu hướng. Trẻ có một mẫu thuẫn rất dễ nhận ra là trẻ vừa muốn được thừa nhận bản thân và được mọi người tôn trọng, nhưng lại to ra vẻ bất cần và thể hiện nhiều tính cách nổi loạn của mình.
Bài viết liên quan: