0904030189

Phải làm sao khi trẻ nghiện game

Phải làm sao khi trẻ nghiện game

Không thể phủ nhận rằng sự phát triển của trò chơi điện tử trong thời đại này là một phần quan trọng trong cuộc sống của phần đông dân số trên thế giới. Việc chơi game giúp con người giải trí đầu óc, giải tỏa căng thẳng, ngoài ra còn giúp chúng ta phối hợp linh hoạt phản xạ của bộ não lẫn tay chân. Tuy nhiên, với trẻ em, những người chưa có sự hoàn thiện rõ ràng về nhận thức lại rất dễ dẫn đến nghiện game. Vậy phải làm sao khi trẻ nghiện game?



Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian cho việc nghiện game, điều này gây hại rất nhiều đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Đặc biệt, lạm dụng game online còn làm giảm nhận thức của trẻ, đôi khi dẫn đến hậu quả không mong muốn đến chính bản thân trẻ và cả những người xung quanh.

Dấu hiệu của trẻ nghiện game

Biểu hiện tâm lý của trẻ nghiện game được thấy khá rõ ràng. Trẻ cảm thấy không còn hứng thú với các hoạt động khác, cảm thấy bứt rứt, khó chịu, tay chân không thể yên khi không được chơi game, việc học hành sa sút, nhận thức mơ hồ, thường dành nhiều thời gian suy nghĩ về game và đặc biệt rất hứng thú khi được chơi hay nói chuyện về game. 

Việc chơi càng ngày càng nhiều dẫn đến trẻ không kiểm soát được thời gian chơi game của mình, tuy một số trẻ nhận thức được chỉ nên chơi trong một thời gian ngắn nhưng việc chơi game quá hứng thú khiến việc này không thể ngừng lại, thời gian khi chơi game được xem trên thực tế là trôi qua khá nhanh chóng, trẻ luôn cảm thấy không đủ thời gian dành cho việc chơi game, thông thường trẻ càng ngay càng khó kiểm soát và sẽ dẫn đến tình trạng nghỉ học, trốn học để dành thêm thời gian chơi game thậm chí khi thiếu tiền chơi game, trẻ có thể có hành vi trộm cướp, giết người để lấy tiền phục vụ cho việc chơi game, điều này là rất dễ xảy ra trong những gia đình mà cha mẹ ít dành thời gian chăm sóc cho con nhưng lại thường xuyên cấm đoán, cư xử bạo lực với con.

Ngoài những biểu hiện về tâm lý, trẻ cũng có những biểu hiện về rối loạn sức khỏe. Kể đến như rối loạn giấc ngủ, bởi vì trẻ thường xuyên sống trong thế giới giả tưởng, dễ dàng cảm thấy hưng phấn khi nghĩ về game, điều này làm đầu óc trẻ luôn trong trạng thái không ổn định. Rất khó ngủ và thông thường trước khi ngủ cũng hay suy nghĩ về game, dẫn đến khi ngủ có thể gặp ác mộng, mất ngủ, hay tỉnh giấc trong đêm cũng như hay thói quen dậy sớm để tranh thủ thời gian chơi game,… 

Một đứa trẻ nghiện game sẽ có biểu hiện qua loa trong việc ăn uống, trẻ rất cần thời gian nên trẻ sẽ ăn uống nhanh chóng, thất thường thậm chí thường xuyên bỏ bữa vì không muốn làm gián đoạn thời gian lúc chơi game. Điều này làm trẻ thiếu chất, có nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày,… 

Việc tập trung quá lâu vào màn hình cũng dẫn đến trạng thái đau mắt, mỏi mắt, đau cổ, đau lưng, gây đến vẹo cột sống hay các tật về mắt như cận thị. 

Cha mẹ phải làm gì khi con nghiện game?

Có thể thấy việc nghiện game online là khá nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. Nhất là trẻ em trong độ tuổi dậy thì, rất dễ nổi loạn hơn khi cha mẹ có hành vi cấm đoán, dùng bạo lực trong việc dạy trẻ. Nhiều người cho rằng, nghiện game chỉ là vấn đề của riêng trẻ, nhưng nhiều nhà tâm lý cũng cho rằng việc trẻ nghiện game một phần lớn là do cách giáo dục của gia đình.

Có một nhận định đưa ra rằng, trẻ em dành quá nhiều thời gian cho game bởi vì cuộc sống thực tế không đủ cuốn hút cho trẻ. Cha mẹ không hiểu con cái, trẻ cảm thấy thiếu tình thương, lại ít có cơ hội được tiếp xúc với các hoạt động thể thao bên ngoài, nhất là trẻ em ở thành phố. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy vô lực và bắt đầu có xu hướng thay đổi bản thân, nhất là game là một công cụ khá dễ dàng khi trẻ có thể làm những điều không bao giờ có thể làm trong thế giới thực. 

Phải làm sao khi trẻ nghiện game

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Theo quan điểm trên, chúng ta cũng dễ dàng thấy được một sự thực rằng con người luôn hành động bởi một động lực bên trong của mỗi người, có thể là có ý thức hoặc vô ý thức. Vì vậy, cha mẹ có thể đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng động lực để trẻ dần thích nghi lại cuộc sống bình thường mà không cần thông qua bạo lực. Việc dùng bạo lực thông thường sẽ gia tăng thêm hành vi chống đối ở trẻ.

– Dành thêm thời gian cho con, hãy để trẻ cảm thấy sự quan tâm bao bọc của cha mẹ, hãy ngồi lắng nghe, thảo luận ý kiến, các cảm xúc khi nói về cảm giác khi được chơi game của con. Và hãy đưa ra các gợi ý, xem con trả lời thế nào về việc con dành quá nhiều thời gian cho việc chơi game. Nếu trẻ có thể có ý thức tốt trong việc này, cha mẹ cũng dễ dàng trong việc phối hợp giải quyết vấn đề chơi quá nhiều này của con. Đôi khi, một số trò chơi có thể nâng cao tinh thần sáng tạo của trẻ như trò Minecarf, trò chơi xếp hình, sắp xếp đồ vật,…

Hướng dẫn, khuyến khích con tìm hiểu các đầu sách hay, có tính khoa học cũng như các câu truyện lý thú để con có thể mở mang được kiến thức, đọc sách vừa là cách giải trí lẫn học tập rất tốt. Cùng dành thời gian đọc sách cùng con, thảo luận các kiến thức trong sách mà con hiểu được, lắng nghe con và khuyến khích con cái kể về các kiến thức có trong sách và đặc biệt nên để thái độ rằng những kiến thức này rất bổ ích với mình để con thấy đọc sách là một động lực để trẻ có được sự công nhận của mọi người. 

Lập kế hoạch cùng trẻ, cùng tìm hiểu những mong muốn của trẻ cũng như thời khóa biểu hằng ngày của trẻ. Hãy lập thời gian biểu hợp lý để trẻ luôn có cảm giác bận rộn nhưng cũng không quá mệt mỏi, để trẻ có ít đi thời gian để nghĩ ngợi về game. Cùng trẻ đưa ra một giải pháp để có thể quản lý được thời gian chơi game như việc thưởng phạt, nếu trẻ làm tốt công việc, hãy khuyến khích cho trẻ có một khoảng thời gian giải trí ngắn thông qua một vé chơi game chẳng hạn.

Quản lý vấn đề tiền nong một cách chặt chẽ, đừng cho trẻ một khoản tiền lớn hoặc cho trẻ tự ý tiêu xài khoản tiền ăn sáng. Hầu hết những đứa trẻ nghiện game đều bỏ ăn sáng để dành tiền cho việc chơi game. Điều này làm cho trẻ vừa có cơ hội trong việc đi chơi game cũng vừa làm cho trẻ bị ảnh hưởng về sức khỏe. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cất tiền cẩn thận, đừng để ở những nơi trẻ dễ lấy/thấy vì điều này có thể làm cho trẻ có nguy cơ hoặc có suy nghĩ sẽ “mượn” tiền cha mẹ. 

– Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài, đầu tiên, cha mẹ cũng không cần bắt ép con tham gia các hoạt động mà con không thích. Có thể nếu trẻ quá muốn chơi game, hãy để mặc trẻ chơi trong suốt mấy tiếng đồng hồ cho đến khi tinh thần dần mệt, lúc này cha mẹ hãy rủ con ra ngoài đi dạo, có thể rủ con đi bơi, chơi đá cầu, cầu lông. Các hoạt động thể thao luôn tiết ra một số hoocmon giúp con người cảm thấy vui vẻ hơn. Dần dần, trẻ có thể thích thú khi được tham gia các hoạt động thể thao này. Nhưng có một sự thật đáng buồn là hầu hết cha mẹ ở Việt Nam không quan tâm đến điều này ngoài việc học trên trường. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng sắp xếp thời gian để cả nhà có thể đi du lịch, đi cắm trại ở những nơi mà ít có sự hiện diện của công nghệ. Hãy dùng tình thương để dạy trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có nhiều biểu hiện mạnh mẽ về sự bất ổn trong tâm lý, nhân cách, cha mẹ nên đưa trực tiếp con đến gặp các nhà tâm lý để có thể đánh giá mức độ nghiện game của trẻ. Cũng như tin tưởng những nhà tâm lý có thể cải thiện được tình trạng của trẻ.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Minh Đình

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com