Là bậc làm cha làm mẹ ai không mong con mình ngoan ngoãn, biết lễ phép được mọi người yêu quý. Nhưng không phải ai cũng biết cách giáo dục đạo đức cho con cái để con cái phát triển theo hướng tích cực đúng ý cha mẹ mong muốn. Nếu chưa nắm rõ những cách giáo dục đó, hãy đọc 10 điều sau đây nhé.
1. Giáo dục đạo đức cho con cái-Luôn luôn phải lễ phép với người hơn tuổi
Lễ phép với người lớn tuổi, gọi dạ bảo vâng là cách giáo dục đạo đức cho con cái đầu tiên mà cha mẹ phải biết. Một đứa trẻ không thể khôn lớn thành người, không thể thành đạt trong tương lai nếu đến phép lễ nghi đơn giản nhất trong cuộc sống hàng ngày cũng không biết.
Xem thêm: Tư vấn dạy con tuổi mới lớn
2. Giáo dục đạo đức cho con cái-Biết tôn trọng người khác
Bạn sẽ không muốn một ngày nào đó thấy con trở thành kẻ luôn khinh khỉnh với tất cả mọi người. Các bé cần biết tôn trọng những người lớn tuổi, những người xung quanh, kể cả với các bạn bè của mình. Cách giáo dục đạo đức cho con cái này đến một cách tự nhiên cho bé khi chính cha mẹ hàng ngày, đối xử với con một cách tôn trọng, không chửi bới hay đánh đập con. Nếu bạn không dạy con điều này từ sớm, sẽ rất khó để điều chỉnh thái độ và hành vi của trẻ khi lớn lên.
3. Giáo dục đạo đức cho con cái-Tuyệt đối không nói dối
Không được nói dối, phải thành thực là điều giáo dục đạo đức cho con cái mà cha mẹ không thể không biết đến. Khi mắc lỗi trẻ thường hay nói dối hoặc không chịu trách nhiệm về việc mình làm vì sợ bị bố mẹ mắng, nặng hơn có thể bị đánh đòn. Vì thế khi trẻ gây ra lỗi lầm gì đó, bậc cha mẹ không nên quát mắng hay đánh đòn bé ngay mà hay nghe bé giải thích, những lúc đầu có thể tâm sự, phân tích đúng sai cho bé nghe, những lúc này bé sẽ không sợ bố mẹ nữa mà từ từ kể chi tiết từng việc. Đây là cách giáo dục đạo đức cho con cái tốt để bé không nói dối vì bố mẹ không thể ở bên bé 24/24 để kiểm soát mọi việc con làm, do đó, cần sự chia sẻ chân thật từ con để biết chính xác cuộc sống ở bên ngoài gia đình của con ra sao, có đang gặp khó khăn nào với thầy cô, bạn bè hay không. Lúc này, bạn sẽ trở thành “chuyên gia” tuyệt vời để hướng dẫn, chỉ bảo cho con.
Xem thêm: Những điều căn bản khi giáo dục con cái mà cha mẹ nên biết
4. Giáo dục đạo đức cho con cái-Tinh thần trách nhiệm
Tinh thần trách nhiệm là điều cha mẹ cần lưu tâm khi giáo dục đạo đức cho con cái. Hãy dạy cho trẻ cách chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm. Chỉ có cách chịu trách nhiệm về việc mình làm cho mới không nói dối, biết suy nghĩ, biết hành động cẩn thận hơn trước khi làm một việc gì đó. Đức tính tốt này sẽ theo trẻ cho đến khi chúng trưởng thành và già đi, có tinh thần trách nhiệm cao thì khả năng là người thành công càng cao.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
5. Học cách nói xin lỗi, cảm ơn
Lời “cảm ơn” và “xin lỗi” tưởng rằng quá nhỏ bé nhưng đó là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày, là kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cơ bản mà cha mẹ cần giáo dục đạo đức cho con cái ngay từ nhỏ. Hãy để bé hiểu việc xin lỗi không chỉ là lời thú nhận khi mình làm điều gì sai trái mà còn thể hiện sự cam kết không phạm lại lỗi.
6. Không bao giờ được lấy đồ của người khác mà chưa có sự cho phép
“Trẻ lấy đồ của người khác khi không được sự đồng ý” là một trong những vấn đề phổ biến mà làm cha mẹ thường gặp phải nhưng không ai thích nói về điều này. Khi trẻ cảm thấy thích hay cần một món đồ chơi mà cha mẹ không đáp ứng được, chúng sẽ nảy sinh ý định lấy cắp nó về chơi. Thay vì việc la mắng hay gọi bé là kẻ trộm, kẻ nói dối, hay bất kỳ một cái “biệt hiệu” nào đó mà bậc cha mẹ không muốn bé giống vậy, thì cha mẹ hãy cho bé hiểu việc lấy trộm đồ của người khác là rất xấu, là hành vi vi phạm cả về đạo đức và pháp luật sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc. Nếu cha mẹ không giáo dục từ bé lâu dần sẽ trở thành một thói quen khó bỏ và tính tắt mắt khi thấy đồ của người khác.
7. Biết giúp đỡ người khác
Một trong những điều không thể thiếu khi giáo dục đạo đức cho con cái đó là dạy trẻ cách biết giúp đỡ người khác. Ở lứa tuổi còn nhỏ, trẻ rất thích quan sát, học hỏi và đặc biệt thích nhận những lời khen từ người lớn tuổi. Vì thế thay vì chiều chuộng trẻ, bạn hãy nhờ con giúp đỡ những việc nhỏ như nhặt rau, rửa chén, quét nhà… để tạo dần cho trẻ thói quen biết giúp đỡ người khác và đừng quên có lời khen động viên khi bé hoàn thành tốt công việc để lần sau bé phát huy đức tính này nhé.
Xem thêm: Các phương pháp giáo dục con cái trong gia đình
8. Biết phân biệt đúng – sai
Trên tất cả các lĩnh vực mà bé được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, hãy cho bé biết việc nói dối là sai và thừa nhận sai phạm của mình là đúng và cần được khen ngợi; hay việc bắt nạt bạn là sai, giúp đỡ bạn là đúng,… dần dần sẽ góp phần hình thành tính cách của bé sau này, bé sẽ biết bảo vệ cái đúng và đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong cuộc sống.
9. Không làm tổn thương người khác
Không làm tổn thương người khác là đức tính quý trong cách giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ hãy giải thích cho bé hiểu thế nào là làm tổn thương người khác, đó có thể là tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, ví dụ như bé không nghe lời bố mẹ khiến bố mẹ buồn lòng hay việc bé đánh bạn học cùng lớp cũng đều là những hành động gây tổn thương cho người khác.
10. Thân thiện
Đây có thể nói là bản năng của hầu hết mọi đứa trẻ, tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi trẻ còn nhỏ. Nếu không được động viên phát triển đúng hướng, điều này có thể biến mất trong tương lai, đặc biệt nếu cha mẹ luôn muốn giữ con trong nhà để tránh xa khỏi những cái xấu bên ngoài. Dạy cho trẻ cảnh giác với người lạ không có nghĩa là khuyến khích trẻ hạn chế tiếp xúc với mọi người. Giữa xã hội hiện đại, khả năng giao tiếp và sự thân thiện, cởi mở là một trong những chìa khóa thành công trong cả công việc và cuộc sống.
Xem thêm: Cha mẹ giáo dục con cái trong gia đình hiện đại
Những điều giáo dục đạo đức cho con cái này đòi hỏi bố mẹ phải kiên trì dạy bảo trẻ từ từ chứ không thể có kết quả trong ngày một, ngày hai được, đặc biệt cách dạy bảo bé tốt nhất là động viên, quan tâm, chia sẻ với bé để bé cảm nhận và thấu hiểu được vấn đề, việc bạn la mắng và áp đặt cho bé chỉ khiến bé sợ hãi và làm theo một cách gượng ép mà thôi.
Bài viết liên quan: