Cách giúp bạn sống thoải mái với con dâu
Cách giúp bạn sống thoải mái với con dâu. Sống chung với con dâu làm sao để có được cảm giác thoải mái, tránh những mâu thuẫn không đáng có. Ngay cả những đứa con do bạn sinh ra cũng đã không ít lần khiến bạn thất vọng, không ít lần khiến bạn tức giận, đau lòng. Vậy nên, bạn đừng đòi hỏi ở con dâu một cách ứng xử hoàn hảo, không được phép làm bạn phải phật lòng, suy nghĩ.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Mẹ chồng lạnh nhạt với con dâu
- Nguyên tắc của người làm dâu
Lời chia sẻ
Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vẫn là mối quan hệ được nhắc đến nhiều; nhưng thường là với những hàm ý không mấy tốt đẹp. Có lẽ, vì những định kiến từ lâu đời như vậy nên trước khi về nhà chồng trong tiềm thức của nhiều nàng dâu vẫn nghĩ rằng mẹ chồng luôn là người ghê gớm, xét nét, bắt bẻ con dâu. Chính những tâm lý này đã khiến cho bản thân những người mang danh mẹ chồng dù có cố gắng đến đâu cũng khó có thể hoà hợp được với con dâu. Dưới đây là một số chia sẻ dành cho những bà mẹ chồng để có thể cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn trong mối quan hệ với con dâu.
1. Không tự cho mình là bề trên của con
Trong xã hội ngày nay, mọi người trong gia đình đều có quyền bình đẳng, dù là con dâu, con đẻ hay bố mẹ trong gia đình cũng đều có tiếng nói như nhau. Không giống như xã hội ngày xưa, một lời bố mẹ nói ra thì con nhất nhất phải nghe theo. Có không ít bậc phụ huynh trong các gia đình Việt Nam nghĩ rằng ngày xưa mình vất vả nuôi các con khôn lớn, bây giờ nhiệm vụ của con cái là phải phụng dưỡng bố mẹ, và đối với con dâu thì trách nhiệm đấy lại càng nặng nề hơn vì con gái đi lấy chồng, phụng dưỡng nhà chồng.
Thực tế, nếu bố mẹ muốn con dâu xem mình như bố mẹ đẻ thì trước hết hãy xem con dâu như con đẻ của mình, và biết tôn trọng những ý kiến của con. Đừng tự ái khi con góp ý, cho rằng “trứng không thể khôn hơn vịt”, như thế sẽ khiến bố mẹ là người mệt mỏi nhất và khiến cho mối quan hệ với con dâu càng thêm căng thẳng. Vì con cái trong xã hội hiện đại thường không ngại khi nói lên quan điểm của mình.
2. Nhường nhịn không có nghĩa là thua cuộc
Cái mác mẹ chồng – nàng dâu từ xưa đến nay khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và không thiện cảm về mối quan hệ này. Nên ngay khi mối quan hệ này chưa bắt đầu thì cả mẹ chồng và nàng dâu đã có tâm thế phòng vệ. Dường như ai cũng sợ rằng nếu mình lùi một bước thì người kia sẽ tiến lên “đè đầu cưỡi cổ” mình, sau này có muốn lấy lại tiếng nói, vị thế cũng khó khăn. Nhưng chính lối suy nghĩ đó đã khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng hơn, khó hòa hợp với nhau hơn.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Cả con dâu và mẹ chồng, những người trong cuộc phải hiểu được rằng nhường một bước không đồng nghĩa với việc mình thua cuộc, mà là cách thể hiện sự bao dung đối với người khác; mà người khác ở đây là con mình, là mẹ mình chứ không phải là người ngoài. Mỗi người nhường nhịn nhau một tí sẽ khiến gia đình trở nên êm ấm, thuận hòa; khiến cho người đàn ông mà cả hai cùng yêu thương cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.
3. Đừng so sánh con dâu và con đẻ
Trên thực tế, nhiều người nhìn nhận và đối xử với con đẻ rất thoải mái, nhưng lại dành cho con dâu ánh nhìn hơi khắt khe. Trong khi đó, cuộc đời này không ai giống ai, cũng chẳng có ai là hoàn hảo cả; Con dâu là con dâu, con đẻ là con đẻ, ai cũng đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Con đẻ có thể sống với bạn từ nhỏ nên bạn hiểu được tính cách của con, dễ thấu hiểu con hơn; hoặc con bạn lớn lên với mẹ từ nhỏ nên cũng được rèn giũa theo phong cách mà bạn mong muốn, hoặc ít ra nó cũng hiểu được bạn muốn gì, tính cách như thế nào. Còn con dâu bạn vừa mới về làm vợ con bạn, làm con của vợ chồng bạn, hẳn là có nhiều bỡ ngỡ, vụng về; và có nhiều quan điểm sống, lối sống không như bạn mong muốn, đơn giản bởi vì con dâu được sinh ra, lớn lên và giáo dục ở một môi trường khác.
Chính vì vậy, bạn đừng so sánh giữa con dâu với con đẻ, cũng đừng quá khắt khe với lối sống của con dâu. Bạn có thể góp ý những điều chưa đúng, những lối sống chưa lành mạnh; cho con thời gian để thích nghi; và chấp nhận những nét khác biệt của con để con được là chính mình.
4. Đừng hy vọng quá nhiều
Ngay cả những đứa con do bạn sinh ra cũng đã không ít lần khiến bạn thất vọng, không ít lần khiến bạn tức giận, đau lòng. Vậy nên, bạn đừng đòi hỏi ở con dâu một cách ứng xử hoàn hảo, không được phép làm bạn phải phật lòng, suy nghĩ.
Hãy biết bằng lòng với việc con dâu bạn là một người đối xử tốt với con trai bạn, với cháu bạn; và con cháu bạn cảm thấy hạnh phúc, gia đình nhỏ của chúng cảm thấy vui vẻ, thoải mái là đủ. Đối với hạnh phúc của mình hãy tự mình mang lại điều đó ở chồng, ở con, ở bạn bè và các thú vui khác.
Mẹ chồng nàng dâu là mối quan hệ tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, nhưng nếu mình càng tập trung vào đó thì mâu thuẫn sẽ xuất hiện càng nhiều. Chính vì vậy, hãy sống bình thản với nhiều mối quan hệ khác trong cuộc sống của mình và đừng đòi hỏi hay đặt quá nhiều kì vọng vào mối quan hệ này, bởi nó sẽ khiến cả bạn và con dâu cảm thấy mệt mỏi, nặng nề.
Bài viết liên quan: