0904030189

Khủng hoảng sau khi tốt nghiệp đại học

Khủng hoảng sau khi tốt nghiệp đại học

Không biết bạn có đang bị khủng hoảng sau khi tốt nghiệp đại học không, nhưng tôi tin sẽ có một số bạn ở trong trường hợp của tôi. Cảm giác hoang mang lo lắng không biết mình sẽ làm được gì, tìm kiếm công việc ra sao, làm gì để tự nuôi sống bản thân mà không cần phải dựa dẫm vào bố mẹ. Hàng loạt những suy tư cùng nhau tới một lúc trong đầu.



Chia sẻ của An Nam

Quãng đời sinh viên là khoảng thời gian tươi đẹp, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi con người. Dẫu cuộc sống sinh viên xa nhà, thiếu thốn về tiền bạc, vật chất; nhưng ta lại có được tuổi trẻ, lòng nhiệt thành, sự tự do và quỹ thời gian quý giá để thực hiện những điều tưởng chừng như “điên rồ” nhất, mạo hiểm nhất. Rồi đến khi ra trường, ta bắt đầu cuộc sống tự lập của một người trưởng thành thực sự, bố mẹ không gửi tiền hàng tháng cho nữa, không còn những giờ học trên lớp, rồi chiều tối lại trà đá lê la vỉa hè cùng bạn bè. Chính vào khoảng thời gian nhiều bạn rơi vào khủng hoảng. Vì sao lại dễ rơi vào khủng hoảng ở độ tuổi này?

1. Không biết nên làm gì

Đây là lúc ta loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Nên dành thời gian ra nghỉ ngơi, đi đây đi đó để giải tỏa những căng thẳng sau ngần ấy thời gian học tập mệt mỏi; hay tìm một công việc để làm, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống, phụ giúp gia đình.

Nếu lựa chọn đi chơi, ta sợ bỏ qua một số cơ hội công việc, sợ chậm hơn so với bạn bè. Hoặc nhiều bạn nhà không có điều kiện, muốn đi cũng chẳng có chi phí để đi; có những bạn muốn đi nhưng lại không biết đi đâu, đi như thế nào, đi cùng ai.

Nếu lựa chọn tìm một công việc đi làm luôn thì lại tiếc, sợ sau này đi làm rồi không có thời gian để đi đây đi đó; Khi đó, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình sao mà nhàm chán, vất vả, suốt ngày chỉ có học với làm. Có những bạn quyết tâm đi làm thì loay hoay không biết làm gì, đúng ngành hay không đúng ngành, nên làm giờ hành chính hay giờ tự do.

Nói chung là tất cả mọi thứ đối với bạn cứ mờ mịt, bế tắc, không biết đi đâu về đâu, không biết nên như thế nào thì mới đúng.

2. Không tìm được một công việc vừa ý

Như được đề cập ở trên, thật khó để cho sinh viên vừa mới ra trường tìm được một công việc phù hợp, vừa ý: vừa hợp với năng lực, sở thích, đam mê của mình; vừa lương cao, hoặc không cao thì chí ít phải đủ để lo cho cuộc sống và có cơ hội thăng tiến.

khủng hoảng sau khi tốt nghiệp

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

 

Vì không tìm được một công việc phù hợp nên khó bạn nào có thể kiên trì lâu một chỗ. Làm công việc này một thời gian lại muốn tìm cho mình một công việc mới. Mà đã là nhân viên mới thì khi nào cũng sẽ có thời gian thử việc. Việc bạn chưa kịp nhận tháng lương đầu tiên mà đã chuyển sang công việc mới sẽ khiến bạn chán nản, bất lực, bởi loay hoay cả tháng, thậm chí mấy tháng trời vẫn chưa tìm được công việc phù hợp; bản thân làm việc suốt mà vẫn chưa có được đồng lương nào.

3. Bắt đầu lo nghĩ về tương lai

Đời sống sinh viên thanh nhàn vui vẻ – Rời khỏi cổng trường đại học lo nghĩ biết bao điều. Quả thật, khi còn là sinh viên chẳng làm gì vẫn được nhận trợ cấp từ cha mẹ, đến giữa tháng hết lại gọi bố mẹ, dù bản thân chẳng kiếm được đồng tiền nào vẫn ăn no mặc ấm; nhưng khi ra trường rồi, bản thân có thể kiếm tiền được mà vẫn “chết đói” như thường, luôn phải vay nợ để trang trải cho cuộc sống. Bởi bạn vẫn chưa kịp tự lập, vẫn quen với cuộc sống luôn có bố mẹ bên cạnh che chở.

Rồi bạn nhìn về tương lai, sao mà thấy mọi thứ mờ mịt quá. Một công việc để làm còn chưa tìm được, có tìm được thì lương cũng thấp, chẳng đủ ăn, tháng nào cũng có nợ; biết bao giờ mới dư giả, biết bao giờ mới có thể sống thoải mái, gom bao nhiêu năm mới mua được xe để đi, nhà để ở. Nghĩ thôi mà đã thấy muốn bỏ cuộc, muốn về quê sống với bố mẹ rồi.

4. Những mối quan hệ

Bạn bè học xong, mỗi đứa một phương, đứa về quê, đứa vào Nam, ra Bắc lập nghiệp, chẳng còn í ới nhau trà đá, chẳng còn những ngày “sống chết có nhau”, đầu tháng ăn no, cuối tháng nhịn đói chia nhau gói mì tôm, hay phòng đứa này hết, sang đứa kia cầu cứu. Chẳng còn những ngày cuối tuần kéo nhau về nhà đứa này đứa kia chơi. Đi làm rồi, ai cũng bận rộn, đến cả gặp nhau cũng khó, hay đơn giản chỉ nhắn tin, gọi điện thôi cũng thưa dần.

Rồi tình yêu sau ra trường không còn mộng mơ, vô lo vô nghĩ như ngày còn đi học nữa. Bắt đầu lo lắng cho tương lai, bắt đầu cân nhắc xem người yêu của mình có phải người thích hợp để làm vợ, làm chồng không. Rồi đi làm, có thể xa nhau cũng có thể gần; nhưng những bận rộn trong công việc, những mối lo về tương lai, những khắc nghiệt của cuộc sống. Nếu tình yêu không thực sự đủ lớn, niềm tin dành cho nhau không đủ nhiều thì sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn và dễ tan vỡ.

Cuộc đời con người có nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có một khủng hoảng khác nhau, nếu không đủ mạnh mẽ, hiểu biết và kỹ năng để vượt qua khủng hoảng ở giai đoạn này thì rất khó có thể thành công ở những giai đoạn sau.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Liên Đặng

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com