Những kỹ năng sống cần thiệt cho trẻ mầm non
“Trẻ thơ là cha mẹ của loài người, là những mầm non tương lai của đất nước, là những tảng đá gốc làm nền cho một xã hội hài hòa, một đất nước cường thịnh và một thế giới hòa bình mai sau”. Đầu tư đúng mức cho giai đoạn phát triển này của trẻ sẽ giúp các bé có cơ hội phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần, sẵn sàng đương đầu với những thử thách để làm chủ tương lai. Và việc trang bị những kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ là cách tối ưu nhất để đạt được điều đó.
1. Kỹ năng sống là gì
Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Đối với trẻ mầm non, kỹ năng sống chính là những thao tác, hành động, nhận thức và tình cảm các con sử dụng hằng ngày để đáp ứng nhu cầu của bản thân và các tình huống phát sinh trong cuộc sống.
2. Những kỹ năng sống cần trang bị cho trẻ mầm non
- Kỹ năng tự nhận thức
Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho trẻ sẽ giúp hiểu đúng về mình, từ đó có những hành động, lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện hoàn cảnh thực tế và bối cảnh xã hội. Kỹ năng tự nhận thức cũng giúp trẻ sống nhân ái và yêu thương mọi người.
Để phát triển kỹ năng tự nhận thức ở trẻ, các bậc cha mẹ có thể khuyến khích hướng trẻ tới việc thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh thông qua việc quan sát, lắng nghe. Ngoài ra cha mẹ cũng nên dành thời gian để chơi cùng con, học cùng con, giúp con khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Từ đó giúp trẻ tự nhận thức, tự ra quyết định và chịu trách nhiệm với chính hàng động của mình.
Xem thêm: Có nên giáo dục sớm cho con
- Kỹ năng kiềm chế và kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc của trẻ con xuất hiện rất nhanh, dễ bùng nổ cao trào. Trong độ tuổi mầm non các con thường thể hiện cảm xúc tiêu cực của mình bằng hành vi ăn vạ, khóc lóc, la hét, giận dữ, ném đồ đạc, cào cấu người khác, đánh bạn, nổi cơn tam bành bức tóc, đập đầu…
Chính vì thế, việc trang bị cho con kỹ năng kiềm chế và kiểm soát là điều cần thiết. Kỹ năng này giúp trẻ biết tự nhận thức, điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của chính mình nhiều hơn. Các con có thể biết được những hành vi của mình có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác như thế nào, biết được bản thân mình mong muốn điều gì để điều chỉnh cảm xúc đúng mực.
Cha mẹ có thể dạy con kỹ năng tự kiềm chế cảm xúc bằng chính hành vi ứng xử hàng ngày của cha mẹ, phải làm chủ cảm xúc của mình trong giao tiếp với con. Sự làm gương của cha mẹ chính là cách để con có thể học tập, điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
Xem thêm: Hậu quả của việc dạy con theo phương pháp cấm đoán.
- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Kỹ năng bảo vệ bản thân là kỹ năng cực kỳ quan trọng và cần thiết. Ở độ tuổi này, các con thích khám phá, tìm tòi, có những hành động, những trò chơi mà các con chưa biết là nó có nguy hiểm cho bản thân. Cha mẹ không thể quan sát con 24/24 để nghiêm cấm con hành vi nào là không được, trò chơi nào là nguy hiểm. Chính vì thế, cha mẹ cần trang bị cho con kỹ năng bảo vệ bản thân để con có thể ứng phó, tránh những tình huống nguy hiểm. Chẳng hạn, cha mẹ dạy cho con cách xử lý khi bị kẹt trong thang máy, kỹ năng an toàn khi tự chơi, cách tránh bị xâm hại tình dục, xử lý khi bị lạc, an toàn khi tham gia giao thông, sơ cứu khi bị thương…
Xem thêm: Dạy trẻ không bị lạm dụng tình dục
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
- Kỹ năng cảm thông
Rèn luyện kỹ năng cảm thông sẽ hình thành trong con tính cách biết yêu thương, biết chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Cha mẹ có thể cho con tham gia vào các hoạt động như quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt: có thể là những bộ quần áo, hoặc cho con sử dụng một ít tiền mà con dành được….
Bài viết liên quan: