0904030189

Trở ngại của các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Trở ngại của các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ việc cha mẹ gặp phải những trở ngại, khúc mắc là điều không thể tránh khỏi. Làm cha mẹ là một nhiệm vụ đầy thách thức trong thời hiện đại. Thay đổi nhanh chóng lối sống, nhu cầu mới hơn và yêu cầu của cuộc sống, vv, đưa ra nhiều thách thức cho cha mẹ. Thời xưa, các ông bố đi làm và các bà mẹ thường dành thời gian để nuôi dạy những đứa trẻ và chăm sóc các công việc gia đình. Nhưng trong xã hội hiện đại, cả hai cha mẹ cần phải làm việc để đạt được sự ổn định về kinh tế của gia đình và ít mẹ vẫn là những bà mẹ chỉ ở nhà làm nội trợ trong gia đình.

Cân bằng giữa công việc và nhiệm vụ làm cha mẹ khiến họ cảm thấy việc nuôi dạy con cái là một nhiệm vụ căng thẳng và đầy thách thức. Cha mẹ cần quan tâm đến cả công việc và con cái nên cảm thấy khó có thể chu toàn cả hai. Có nhiều vấn đề tạo ra thách thức trong việc nuôi dạy con cái  và đó là:



1. Thời gian.

Thách thức quan trọng nhất mà nhiều phụ huynh phải đối mặt là sự khan hiếm thời gian. Hai mươi bốn giờ trong một ngày phải được cân bằng  giữa, nhà, văn phòng, con cái  và bản thân. Rất khó để sắp xếp thời gian cho từng yêu cầu theo cách tốt nhất có thể. Lập kế hoạch quản lý thời gian tốt có thể giúp cha mẹ đáp ứng cuộc sống bận rộn và hoàn thành tất cả các vấn đề xảy ra trong ngày. Trẻ em được coi là yếu tố quan trọng của cuộc sống do đó bố mẹ nên có một khoảng thời gian cố định dành cho việc nuôi dạy con cái. Nếu bạn quá bận rộn hầu hết các ngày, hãy thuyết phục trẻ tại sao bạn không thể luôn ở bên cạnh, cho chúng và dạy chúng cách tự lập khi bố mẹ đi vắng.

2. Thách thức đến từ lối sống hiện tại, trở ngại trong việc giao tiếp với con trẻ.

Thời đại công nghệ thông tin phát triển các ứng dụng, mạng xã hội, tin tức hình ảnh , phim,… mọi thứ  đều được chia sẻ rộng rãi. Trẻ em bây giờ được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ rất sớm. Việc bắt gặp 1 đứa trẻ đang say mê ngồi  xem youtube hay chăm chú chơi game trên smart phone. Trẻ em rất dễ bị cuốn hút vào những hình thức giải trí trên và chúng có khả năng tập trung cao gấp  nhiều lần người trưởng thành. Do đó khi các bé ngồi chơi rất ngoan nhưng nó lại không thực sự tốt như bề ngoài. Việc sử dụng các thiết bị này khiến trẻ không giao tiếp nhiều với bố mẹ. Khiến cho các bậc phụ huynh không thể nắm bắt được sự thay đổi của trẻ, những thông tin về nhu cầu của trẻ cũng bị thay thế bở i các thiết bị số. Lợi bất cập hại khi bố mẹ không thể giao tiếp và hiểu được mong muốn nguyện vọng của trẻ sẽ tạo khoảng cách từ đó dẫn đến nhiều mẫu thuẫn trong quá trình giáo dục con 

3.  Việc phân bổ, thể hiện cảm xúc.

Việc thiếu sự cân bằng khi phân bổ, hay bộc lộ cảm xúc thái quá là một thách thức mà nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt trong cuộc sống. Họ có thể mất thời gian và tâm trí để dành cho trẻ em để tạo ra sự gắn kết tình cảm với chúng. Sau mỗi giờ làm việc mệt mỏi bố mẹ có giành thời gian chơi với con khi về nhà. Nhưng liệu khi con có những biểu hiện không tích cực, bố mẹ có thể kiềm chế, hay đem những bức xúc trong công việc xả lên đầu con cái. Biết được tình cảm, cảm xúc của con trẻ  là điều cần thiết để đồng hành, giáo dục con cái. Bên cạnh đó việc thể hiện cảm xúc cảu phụ huynh trước mỗi tình huống cũng rất dễ dàng bị con trẻ tiếp thu. Do đó phụ huynh cần luyện tập phân bổ và biểu hiện cảm xúc trước trẻ tạo sự liên kết về mặt cảm xúc với con.

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Sau cùng nhóm tác giả muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh rằng : việc nuôi nâng một đứa trẻ chưa bao giờ dễ dàng, sẽ có rất nhiều thách thức, nhiều tình huống phức tạp xảy ra. Nhưng hãy luôn giành tình yêu thương cho trẻ bởi sự yêu thương chân thành đến từ phía các bậc phụ huynh sẽ luôn là động lực giúp trẻ tự tin trưởng thành.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Pham Khanh

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com