0904030189

Giúp con phát triển toàn diện trong độ tuổi từ 1 đến 3

Giúp con phát triển toàn diện trong độ tuổi từ 1 đến 3

Trẻ có khả năng bắt chước theo các cử chỉ hành động của người lớn mà trẻ đã nhìn thấy trước đó. Lúc đầu, trẻ chỉ bắt chước theo những hành động mà chúng muốn bắt trước. Về sau trẻ bắt trước theo cả những hành động mà bố mẹ yêu cầu, như đánh răng hay ăn bằng thìa. Thậm chí, một số trẻ nhanh chóng tập làm quen được với việc đi bô là do bắt trước theo những đứa trẻ lớn hơn.



Sự phát triển vận động và thể chất ở trẻ là một quá tình thống nhất. Để trẻ có được sự phát trình bình thường thì cần phải đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của trẻ. Trẻ cần phải ngủ đủ giấc, phải cảm thấy mình an toàn, phải có được sự chăm sóc thường xuyên của những người xung quanh và phải nhận đươc những tác động cần thiết của môi trường sống.

Sự phát triển tâm lý của trẻ trong độ tuổi này gắn liền với hoạt động với đồ vật. Vậy nên trẻ cần được người lớn hướng dẫ sử dụng từng đồ vật, ví dụ như chơi oto thì đi như thế nào cho đúng làn đường, chơi với búp bê thì cần chải tóc, mặc đồ gọn gàng cho búp bê… Cần có sự khen ngợi, khích lệ khi trẻ hành động đúng, chỉnh sửa mỗi khi trẻ hành động sai. Hướng dẫn để trẻ dần dần sử dụng đúng chức năng của nó. Đó cũng chính là cách trẻ dần dần học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm lịch sử – xã hội loài người trong việc sử dụng các công cụ lao động.

Cần có những hành động và hành vi nhân văn trước mặt của trẻ, cha mẹ, phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen vứt rác vào sọt rác, ăn nhiều rau xanh, đi ngủ đúng giờ… Để trẻ có thể có hành vi nhân văn như vậy thì những hành vi của phụ huynh cũng cần thực hiện đúng như vậy, trẻ sẽ học theo.

Thường xuyên đánh răng cùng với trẻ ngày 2 lần sáng và tối, cha mẹ hoặc ông bà cần làm điều này cùng với trẻ, tránh việc quên dẫn đến sau này đứa trẻ cũng học theo và quên.

Cần giao tiếp thường xuyên với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ, dạy cho trẻ những câu nói đầu tiên, khích lệ trẻ bắt trước theo những lời nói đó. Ngoài ra, cho trẻ nghe giai điệu của những bài hát ru, các bản nhạc hoặc tiếng kêu của những con vật, bởi vì những âm thanh đó đều là những âm thanh thú vị và lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Trẻ cũng phân biệt được và hay bắt trước những âm thanh này.

Giao tiếp với người lớn giúp trẻ nhận biết những chuẩn mực xã hội đầu tiên và giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh tốt hơn, Người lớn luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của trẻ, thương yêu và bảo vệ trẻ, nên trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện để có một người lớn chuyên “phụ trách” việc tổ chức môi trường nhận thức, khám phá và hoạt động của đứa trẻ từ 1 – 3 tuổi. Việc thỏa mãn các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức và nhu cầu hoạt động của trẻ giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ và cảm xúc của các em.

Dành nhiều thời gian rảnh hơn cho trẻ, đưa trẻ đi chơi công viên, siêu thị, hoặc các đồng quê, nơi có những con vật thân thuộc và có những màu sắc đa dạng. Điểm đặc biệt của tri giác ở lứa tuổi này là màu sắc cảm xúc của tri giác, khi đi kèm với tri giác luôn là những phản ứng cảm xúc:  vui sướng, ngạc nhiên, sợ hãi … Trẻ thường tri giác những gì nó thích và hành động theo ý thích của nó.

Do người lớn không tổ chức được không gian an toàn và thoải mái cho trẻ tự do vận động và tìm tòi, nên trẻ sẽ lục lọi, khám phá những đồ vật trong phòng. Trẻ muốn tự làm, bắt chước người lớn làm mọi việc. Tuy nhiên có một số việc để trẻ tự làm có thể gây nguy hiểm cho trẻ, ví dụ, trẻ muốn cầm dao gọt hoa quả, dùng dụng cụ sửa ổ cắm điện, baatjj bếp ga, rót nước chè nóng,… Tuy nhiên, nếu trong những trường hợp này, cha mẹ lại vội vã, thô lỗ giằng tay trẻ ra, đồng thời quát lên “không được, hư quá” thì trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hụt hẫng, không hiểu tại sao lại bị mắng và bị quát vô lý như thế. Trong trường hợp như vậy, trẻ sẽ phản ứng khá dữ dội để đòi lại “quyền” của mình bằng cách đánh trả hoặc khóc rất to.

Giúp con phát triển toàn diện

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Nếu người lớn không để ý gì đến sự tuyệt vọng của trẻ, trẻ có thể “ăn vạ” rất lâu. Còn nếu người lớn vội vàng dỗ dành và chiều theo mọi yêu cầu của trẻ thì những lần sau trẻ lại càng hay hờn dỗi để đạt được mục đích của mình. Vậy, người lớn cần xử sự thế nào trong hoàn cảnh này? Trước tiên là nên tỏ ra quan tâm đến trẻ, không nên bỏ mặc trẻ khóc hờn quá lâu. Mặt khác, cũng không nên đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ chỉ để chấm dứt cơn hờn dỗi. Lợi dụng việc trẻ tuổi này rất dễ bị “đánh lạc hướng”, không nhớ gì lâu và chỉ phản ứng với những gì trẻ trực tiếp tri giác, người lớn nên bình tĩnh, nhẹ nhàng hướng trẻ sang một đồ chơi yêu thích khác, hay đề nghị trẻ cùng làm việc gì đó thú vị khác, thế là trẻ sẽ quên những đòi hỏi không hợp lý của mình, quên những điều khó chịu vừa xảy ra và sẵn sàng bắt tay vào việc mới

Bài viết có tham khảo từ cuốn giáo trình tâm lý học phát triển của tác giả Trương Thị Khánh Hà, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Nguyen Hoan

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com