Tháo gỡ hôn nhân liệu có phải chỉ nhằm mục đích duy trì hôn nhân?
Đã không ít lần chính những đứa con từng sống trong những cuộc hôn nhân “chúng tôi ở với nhau vì con cái” đó chúng chia sẻ rằng: “Em chỉ ước có một lần duy nhất bố mẹ em có thể thẳng thắn sống thật với nhau một lần, cứ mỗi lần bước chân về cái căn nhà lạnh lẽo không có hơi ấm đó em chỉ muốn mình sẽ không bao giờ phải sinh ra ở đây, cái cảm giác mình trở thành tội lỗi để họ phải sống vì mình nó thật kinh khủng đối với em”. Còn rất nhiều những đứa trẻ khác nữa không biết rằng chúng cảm thấy ra sao. Có lẽ đều là những hỗn độn trong cảm xúc khác nhau, nhưng thực sự thì như thế nào mới được gọi là sống cho các con.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những cuộc hôn nhân không hạnh phúc
- Một số biểu hiện về cuộc hôn nhân hạnh phúc
Tôi tin rằng tất cả mọi người tìm kiếm sự trợ giúp hôn nhân đều có một câu hỏi trong đầu “làm cách nào để duy trì hôn nhân, hay cách nào để tiếp tục vận hành hôn nhân” nhưng trên thực tế liệu rằng tháo gỡ hôn nhân chỉ tồn tại câu hỏi ấy. Chúng ta đều nhìn nhận theo một phương pháp truyền thống đó là phải duy trì hôn nhân, tại sao lại phải vậy, khi một cuộc sống hôn nhân đã thối ruỗng, mục nát thì chúng ta duy trì hôn nhân nhằm làm gì? chúng ta hi sinh vì con cái ư? Sống với nhau vì con ư? Đã bao giờ bạn hỏi những đứa con của mình thực sự chúng cảm thấy như thế nào khi sống trong gia đình đó?
Đã không ít lần chính những đứa con từng sống trong những cuộc hôn nhân “chúng tôi ở với nhau vì con cái” đó chúng chia sẻ rằng: “Em chỉ ước có một lần duy nhất bố mẹ em có thể thẳng thắn sống thật với nhau một lần, cứ mỗi lần bước chân về cái căn nhà lạnh lẽo không có hơi ấm đó em chỉ muốn mình sẽ không bao giờ phải sinh ra ở đây, cái cảm giác mình trở thành tội lỗi để họ phải sống vì mình nó thật kinh khủng đối với em”. Còn rất nhiều những đứa trẻ khác nữa không biết rằng chúng cảm thấy ra sao. Có lẽ đều là những hỗn độn trong cảm xúc khác nhau, nhưng thực sự thì như thế nào mới được gọi là sống cho các con.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Tất cả các cuộc hôn nhân đều tồn tại những mâu thuẫn, và tất cả những người trong cuộc đều góp những lỗi lầm riêng, nhưng họ chỉ lăm le muốn chứng minh cho nhau thấy rằng cô/anh mới là người sai còn tôi không sai. Chẳng ai muốn nhìn lại xem rằng mình đã làm những điều gì và rồi họ chạy tới tìm nhà tư vấn với mong muốn giải quyết giúp họ tháo gỡ trong cuộc hôn nhân này. Nhưng thực sự chẳng ai muốn thay đổi cả, ai cũng muốn giữ hạnh phúc, nhưng thực sự chẳng ai muốn thay đổi. Nếu như bạn không muốn thay đổi tôi cũng không thể bắt bạn thay đổi được. Thậm chí bạn cũng chẳng bắt chồng bạn hay vợ bạn thay đổi được nếu như cả hai không cùng nhau hỗ trợ nhau thay đổi. Nếu như cả hai không ai muốn thay đổi cả thì câu trả lời là bạn đừng cố gắng duy trì cuộc hôn nhân để làm gì, bởi đó là một cuộc sống địa ngục chứ không phải là một cuộc sống gia đình.
Dĩ nhiên sự thay đổi đó cũng cần có thời gian, cũng cần có sự nâng đỡ tinh thần, cũng cần sự kiên nhẫn cho nhau. Họ có sai thật đó nhưng có ai muốn thay đổi khi luôn bị chỉ trích, trách móc, thậm chí là sự chỉ tội, họ có thay đổi đó nhưng bạn còn mong muốn những thay đổi lớn hơn, nhanh hơn. Làm sao có được điều đó chứ, chỉ cần ngày nay họ làm một việc nhỏ đó đã là sự thay đổi, cho dù ngay sau đó là một hành động nào đó khiến cho bạn cảm thấy khó chịu thì đó cũng là điều mà bạn cần kiên nhẫn với họ. Chúng ta đều không thể phủ nhận rằng tất cả những người càng thân thiết với nhau thì họ đều nóng lòng với nhau, đều khắt khe với nhau. Chính vì vậy những điều người bạn đời của bạn làm đều khiến bạn khó vừa ý. Nếu bạn giữ tư tưởng đó rất có thể nó chỉ làm cho đối phương thêm mệt mỏi.
Đúng thực chẳng ai phủ nhận về sức ảnh hưởng khi cha mẹ của những đứa trẻ li hôn, nhưng bạn chung sống trong việc ngày ngày chửi bới nhau, thậm chí không tôn trọng nhau thì điều đó cũng chẳng khác gì một cực hình đối với những đứa trẻ sống trong các gia đình li hôn các bạn ạ. Nếu chẳng thể cho nhau được một tình yêu thương nồng ấm thì hãy cho nhau sự chân thành, đừng mang đến cho nhau sự cố gắng nỗ lực trong tổn thương và giả tạo. Kết quả có thể rằng sẽ tạo ra những đứa trẻ ghét mẹ, hoặc ghét cha, hoặc sẽ tạo nên những đứa trẻ với những đặc điểm nét tính cách tiêu cực giống hệt những hình ảnh người cha hoặc người mẹ. Hoặc chúng luôn bị đè nặng bởi cảm giác rằng mình là ngọn nguồn của sự chịu đựng của các bậc làm cha, làm mẹ. Nếu không có mình thì có lẽ họ đã không phải chịu đựng giống như thế.
Dù có chuyện gì xảy ra, các bậc cha mẹ hãy luôn tìm cách chia sẻ với con cái của mình, hãy tìm cách thành thật với con cái của mình. Nếu như chẳng thể tiếp tục chung sống cha mẹ hãy tạo một tâm thế để con cái có thể nhìn nhận, và thường xuyên bồi đắp tinh thần cho con trẻ. Nhưng không có nghĩa rằng bạn cần phải nuông chiều chúng, đáp ứng chúng mọi thứ để bù đắp cho chúng bởi đó chỉ là một điều tai hại khiến trẻ không có đủ sự mạnh mẽ để bước vào cuộc sống, hãy yêu thương con đúng cách. Nếu như vì một lý do nào đó bạn vẫn quyết định lựa chọn hôn nhân mặc dù không thấy hạnh phúc thì bạn cũng cần tìm cách chia sẻ, tâm sự với con cái về những điều đang xảy ra trong cuộc sống hôn nhân này, chúng cũng có quyền được biết, được trả lời các thắc mắc về cảm xúc thực sự của người mẹ. Làm sao để chúng hiểu được bạn lựa chọn phương án đó cũng là điều làm bạn thấy thoải mái hơn những cách còn lại.
Bài viết liên quan: