Những điều nên và không nên khi ứng xử với con
Bố mẹ phải thực sự khéo léo khi ứng xử với con. Môi trường lớn lên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành tính cách, thói quen của một đứa trẻ; đặc biệt là bố mẹ, những người gần gũi nhất với con sẽ có ảnh hưởng đến lối sống của con. Vì vậy, nếu muốn con trở thành người như thế nào, bố mẹ phải là người làm gương cho con, từ nề nếp sinh hoạt, đến cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh; cho đến việc ứng phó với những điều xảy ra trong cuộc sống.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách dạy con tuổi dậy thì
- Cha mẹ phải làm gì khi con “yêu sớm”
Lời chia sẻ
Dạy con và khi ứng xử với con như thế nào để con phát triển thật tốt, và trở thành người có ích có lẽ là nhiệm vụ khó nhất trong cuộc đời làm bố làm mẹ. Và thực sự là điều đó khiến cho nhiều bố mẹ cảm thấy băn khoăn, hoang mang không biết nên giáo dục, ứng xử với con như thế nào cho phù hợp. Dưới đây là một số cách nên và không nên khi ứng xử với con:
1. Thưởng phạt đúng lúc
Bố mẹ không nên đáp ứng tất cả mọi yêu cầu, đòi hỏi khi ứng xử với con; mà cần phải xem xét xem yêu cầu nào phù hợp, cần thiết thì đáp ứng; còn những yêu cầu không cần thiết thì phải biết cách từ chối, hoặc khuyến khích con nên làm điều gì để cho được điều mình muốn. Nếu điều gì con vòi vĩnh bố mẹ cũng chiều chuộng, đáp ứng con ngay; hoặc khi con ăn vạ, đòi bằng được một món đồ chơi nào đó bố mẹ cũng đồng ý bằng các câu nói như: “Được rồi, con có thể lấy món đồ chơi đó, đừng khóc nữa”, hay “con nín đi, bố/mẹ sẽ cho con”. Khi có được mọi thứ quá dễ dàng trẻ sẽ không biết cố gắng, phấn đấu; tệ hơn nữa là mỗi lần trẻ ăn và đều được bố mẹ đáp ứng, sẽ hình thành nên thói quen xấu cho con.
Vậy nên, khi con ngoan, làm tốt việc gì đó bố mẹ nên thưởng cho con một món quà nhỏ để khuyến khích con; Ngoài ra, khi con phạm phải sai lầm gì đó, bố mẹ cũng nên phạt con. Nhưng trước khi phạt, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi đưa ra hình phạt khi ứng xử với con. Thay vì nói rằng “Nếu con không nín bố mẹ sẽ không cho con…”; thì bố mẹ nên nói rằng “Bố xin lỗi, nhưng con đã không dọn dẹp phòng sạch sẽ, nên bố sẽ tịch thu món đồ này”
2. Quy tắc nhường nhịn
Nhiều bố mẹ vẫn thường dạy con rằng, lớn thì phải nhường bé, anh chị thì phải nhường em, nhưng thực sự cách giáo dục đó chưa chắc đã tốt. Khi bạn nói với con rằng, “Vì con lớn hơn nên con phải nhường em, phải làm việc này việc kia…”, điều đó vô tình ảnh hưởng đến tình cảm giữa con và em. Thực tế là có không ít đứa trẻ nghĩ rằng, nếu không có em thì bố mẹ sẽ yêu thương, quan tâm, dành nhiều tình cảm cho chúng hơn…thành ra khiến cho tình cảm giữa anh chị em không tốt.
Thế nên, thay vì nói rằng “Con là chị, con lớn hơn, con phải nhường em chứ”; thì bố mẹ nên nói rằng “Cái bánh này, hai chị em chia nhau cùng ăn nhé” khi ứng xử với con.
3. Làm gương cho con
Môi trường lớn lên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành tính cách, thói quen của một đứa trẻ; đặc biệt là bố mẹ, những người gần gũi nhất với con sẽ có ảnh hưởng đến lối sống của con. Vì vậy, nếu muốn con trở thành người như thế nào, bố mẹ phải là người làm gương cho con, từ nề nếp sinh hoạt, đến cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh; cho đến việc ứng phó với những điều xảy ra trong cuộc sống.
Trẻ con, chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ, điều rõ ràng nhất là khi tức giận bạn la hét với con thì con sẽ la hét lại với bạn.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
4. Không nên so sánh với người khác
Có một câu nói như trở thành phổ biến trong giới trẻ đó là “Con nhà người ta…” .Thực tế, có không ít bố mẹ đưa con mình ra so sánh với con nhà người khác. Tuổi thơ chúng ta lớn lên không ai còn lạ lẫm với những câu nói đại loại như: “Mày nhìn cái Lan đi, nó cùng tuổi với mày mà nó đã biết trông em giúp mẹ rồi đấy; còn mày chỉ biết ăn với chơi”; “Sao cùng đi học với nhau mà thằng Đạt nó học giỏi hơn mày bao nhiêu, mày nhìn nó mà học tập”… Nhiều bố mẹ vẫn vô tư nói với con những điều đó chỉ mong con có một tấm gương, nhìn vào đó và phấn đấu hơn. Nhưng thực chất nó khiến con cảm thấy tủi thân, thua kém so với bạn bè, nhụt chí và muốn buông xuôi.
Các bậc phụ huynh, nếu muốn con mình cố gắng hơn nữa, thay vì nói những câu như “Nhìn bạn Khoa bơi nhanh và giỏi thế kia kìa”; thì hãy nói với con rằng “Con làm đã tốt hơn hôm trước rồi, chỉ cần cố gắng một chút nữa thôi” khi ứng xử với con.
5. Quyết định thay con
Vì nghĩ rằng mình lớn hơn con, có kỹ năng, kinh nghiệm hơn con, mình biết điều gì nên, không nên; tốt, không tốt với con nên không ít bố mẹ quyết định thay con trong tất cả mọi việc. Nhưng bố mẹ không nghĩ rằng việc mình bao bọc con quá mức sẽ tước đi quyền “độc lập, tự do” của con. Thứ nhất là có thể khiến con sống phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ, nên khi bước ra cuộc sống ngoài xã hội không thể thích nghi nổi. Thứ hai là khiến con cảm thấy bị gò bó, kiểm soát, nên con càng phá phách, nghịch ngợm để được thể hiện cái tôi của mình.
Là bố mẹ, hãy trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cần thiết để con tự tin bước vào đời, con có thể vấp ngã, nhưng rồi sau bao lần vấp ngã con sẽ trở nên mạnh mẽ, vững vàng hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên để cho con tự lựa chọn và dạy con biết cách lắng nghe mong ước của mình.
6. Bố mẹ nên thống nhất cách dạy con
Khi mẹ bảo con “Con không được ăn kẹo trước bữa ăn”; nhưng bố lại nói rằng “Mẹ nó đừng nghiêm khắc quá, con dù gì cũng là trẻ con”. Điều này sẽ khiến con cảm thấy bối rối, không biết nên nghe lời bố hay nghe lời mẹ, liệu mẹ đúng hay bố đúng? Đôi khi, vì bố mẹ không thể thống nhất với nhau sẽ tạo điều kiện cho con làm những điều con muốn, mà không thực sự tốt cho con với lý do rằng “Mẹ/bố có cấm con làm đâu”
Cũng với trường hợp trên, bố mẹ có thể nói theo cách khác, nhưng có sự thống nhất với nhau. Chẳng hạn như: Mẹ nói “Con không được ăn kẹo trước bữa ăn”; bố nói rằng “Bánh kẹo sẽ ngon hơn nếu ăn sau bữa ăn và uống cùng một tách trà con ạ”
Tình yêu với con trẻ là tình yêu vô điều kiện, nếu bạn yêu thương con bạn vì con chính là con, kể cả con có những tật xấu và chưa hành xử đúng cách; thì con cũng sẽ yêu bạn y như vậy.
Bài viết liên quan: