0904030189

Cha mẹ quá quan tâm chăm sóc con cái

Cha mẹ quá quan tâm chăm sóc con cái

Quan tâm đến con cái quá mức cha mẹ trở nên ám ảnh về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ. “Helicopter parents” là thuật ngữ thường được nhắc đến để ám chỉ những bậc phụ huynh quá quan tâm chăm sóc cho con cái. Thậm chí họ giống những chiếc trực thăng luôn lơ lửng trên không trung để theo dõi giám sát con trẻ mọi lúc mọi nơi. Cuộc sống gia đình luôn đòi hỏi sự cân bằng và công việc chăm sóc trẻ cũng không phải là ngoại lệ. Kể cả cách các bậc phụ huynh giáo dục hay chăm sóc con cái của mình cũng cần có những sự cân bằng nhất định. Nếu không những sự quan tâm sẽ trở thành kiểm soát quá độ.



1. Dưới đây là một số biểu hiện của việc quá quan tâm đến con trẻ:

  • Chỉ cho con chơi ở những nơi mà bạn có thể kiểm soát.
  • Đôi khi vì thấy con học hành quá mệt nên bố mẹ quyết định làm bài hộ trẻ.
  • Ngần ngại khi cho con bước vào những trải nghiệm mới rủi ro. Chẳng hạn như khi trẻ tập xe đạp bố mẹ luôn bên cạnh giữ xe cho trẻ.
  • Tứ chối cho con đi những chuyến dã ngoại xa cùng lớp.
  • Không nhờ con tham gia các công việc vặt trong nhà. Vì lo sợ con có thể bị tổn thương bởi các dụng cụ như dao, kéo, chất tẩy rửa
  • Bắt trẻ sử dụng các món đồ có định vị để theo dõi vị trí hay kiểm soát từng hoạt động của trẻ.

2. Mặt trái của việc quá quan tâm con cái.

Nhu cầu bẩm sinh mà tất cả con người cần cho sự phát triển lành mạnh là:

  • Nhu cầu cơ bản về tự chủ.
  • Cần cơ bản để tự tin vào khả năng và thành tích của bản thân.
  • Nhu cầu cơ bản để cảm thấy được yêu thương và chăm sóc.

Các nhà khoa học nhận định  rằng quá quan tâm hoặc nuôi dạy con quá mức trong cuộc sống của một đứa trẻ làm suy yếu 3 nhu cầu cơ bản này ở các mức độ khác nhau.Họ cũng tìm thấy một mức độ trầm cảm và lo lắng cao hơn cũng như sự hài lòng chung thấp hơn với cuộc sống. Theo đó khi cha mẹ giải quyết vấn đề cho con cái, thì trẻ có thể không phát triển sự tự tin và năng lực để tự giải quyết vấn đề của mình. Chưa kể đến việc khi các phụ huynh quan tâm quá mức đến con trẻ sẽ khiến chúng giảm khả năng tương tác xã hội. Từ đó khiến cho việc hình thành các mối quan hệ xã hội trở nên khó khăn, khả năng giao tiếp của trẻ đồng thời cũng kém đi. Trẻ có thể cảm thấy bị cô lập khi, thiếu tự do khi bố mẹ luôn kiểm soát chúng. Những kĩ năng, công việc cơ bản mà trẻ cần phải tự luyện tập thực hiện đều có dự can thiệp của phụ huynh khiến trẻ thích nghi chậm hơn so với các bạn bè đồng trang lứa. Trẻ mất đi khả năng ứng biến và khả năng xử lý tình huống bởi trẻ không bao giờ được tự đua ra quyết định của mình mà luôn phụ thuộc vào bố mẹ.

Cha mẹ quá quan tâm chăm sóc con cái

 

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

– Cuối cùng đôi lời nhắn gửi tới các bậc phụ huynh: việc quan tâm sát sao tới con trẻ là điều đúng đắn nhưng bên cạnh đó. Các bậc phụ huynh cần để những khoảng tự do để trẻ có thể tự rèn luyên kĩ năng, khám phá thế giới xung quanh,… Quá bao bọc chỉ càng khiến con bạn trở nên dễ tổn thương hơn trong cuộc sống tự lập sau này. Hãy cân nhắc để dành cho con sự quan tâm giáo dục tốt nhất giúp trẻ trưởng thành hơn trong cuộc sống

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Pham Khanh

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com