Cảm giác gia đình chẳng ai hiểu mình
Cháu lớp 9 và cháu đang chuẩn bị bước vào kì thi chuyển cấp. Thường thì mọi người đều bảo nên có 1 tinh thần thật thoải mái. Nhưng thật sự cháu cảm thấy áp lực vô cùng. Cháu thực sự lo lắng. Cháu cảm giác gia đình chẳng ai hiểu mình. Cháu đã cố gắng để thoải mái nhất có thể khi ở nhà nhưng không được. Bạn bè, ở trường thì cháu cũng rất vui nhưng về nhà thì thật sự áp lực. Thứ duy nhất cháu có ở nhà chính là chiếc điện thoại. Mọi người bảo cháu đã mê muội điện thoại, nhưng cháu không biết làm gì khi không có nó. Giờ ăn cơm, cháu cũng đã cố gắng nói chuyện nhưng cuối cùng cháu luôn cảm thấy khó chịu và buồn vì mọi người không ai hiểu cháu cả.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Tâm sự thầm kín tuổi dậy thì
- Ứng xử với em trai tuổi dậy thì bướng bỉnh
Lời tâm sự
Chào bác sĩ ạ. Cháu lớp 9 và cháu đang chuẩn bị bước vào kì thi chuyển cấp. Thường thì mọi người đều bảo nên có 1 tinh thần thật thoải mái. Nhưng thật sự cháu cảm thấy áp lực vô cùng. Cháu thực sự lo lắng. Vậy mà không có ai trong gia đình hiểu cháu hết. Cháu đã cố gắng để thoải mái nhất có thể khi ở nhà nhưng không được. Bạn bè, ở trường thì cháu cũng rất vui nhưng về nhà thì thật sự áp lực. Thứ duy nhất cháu có ở nhà chính là chiếc điện thoại. Mọi người bảo cháu đã mê muội điện thoại, nhưng cháu không biết làm gì khi không có nó. Giờ ăn cơm, cháu cũng đã cố gắng nói chuyện nhưng cuối cùng cháu luôn cảm thấy khó chịu và buồn vì mọi người không ai hiểu cháu cả. Cháu luôn cảm thấy cháu suy nghĩ bất đồng với mọi người. Cháu không muốn về nhà nữa. Cháu phải làm gì bây giờ ạ? Rất cảm ơn bác sĩ đã nghe ạ.
Cháu thân mến! cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi lời tâm sự về chuyên mục Tư vấn tâm lý tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư vấn An Nam, băn khoăn của cháu chuyên gia của chúng tôi chia sẻ như sau:
Cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi lời tâm sự về trung tâm, đọc được những dòng tâm sự của cháu, tôi cảm nhận được dường như cháu đang cảm thấy chán nản và buồn khi cho rằng không ai trong gia đình hiểu cháu, dẫn tới việc cháu không muốn trở về nhà, thứ cháu có ở nhà duy nhất là chiếc điện thoại. Chỉ những người trách nhiệm với học tập, lo lắng về sự tương tác trong mối quan hệ gia đình mới có những cảm xúc như cháu hiện tại. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ về những băn khoăn của cháu.
Cháu chia sẻ rằng cháu cảm thấy áp lực khi trong gia đình không ai hiểu cháu, trong tình huống như thế nào khiến cháu cảm giác rằng trong gia đình không ai hiểu cháu? Cháu mong muốn ở gia đình là họ hiểu cháu điều gì? Bởi nhiều khi cháu và gia đình là 2 thế hệ khác nhau về tuổi tác về quan điểm vì vậy có thể dẫn tới không hiểu ý của nhau nếu không thể chia sẻ được rõ ràng với nhau. Mọi người thì cho rằng cháu mê muội điện thoại, cháu đã chia sẻ như thế nào với mọi người trong gia đình về lý do cháu không thể rời chiếc điện thoại? Những điều chưa được thấu hiểu về nhau cần có nhiều cuộc trò chuyện, tâm sự mới có thể hiểu hết được những cảm giác của nhau.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Cháu thân mến, cháu biết đó khi ở hai thế hệ khác nhau với những mục tiêu khác nhau và tư tưởng khác nhau sẽ rất dễ nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn gây khó hiểu cho những người trong cuộc, chẳng hạn như tình huống của cháu vậy. Năm nay cháu 15 tuổi là lứa tuổi dậy thì ở cháu có nhiều những thay đổi về cơ thể và mặt tâm sinh lý. Ở lứa tuổi này đa phần các bạn có những sự bất ổn định trong cảm xúc, nhiều khi cảm xúc có sự thay đổi mà chính các bạn ấy cũng cảm thấy khó hiểu chính mình. Các bạn muốn được độc lập, muốn được khẳng định bản thân mình, tuy nhiên các bậc cha mẹ lại luôn tỏ ra lo lắng sợ rằng các con chưa đủ chín chắn vì vậy họ chẳng dám để con mình xông pha. Nhiều khi cha mẹ có thể muốn bao bọc với tay tới tất cả mọi hoạt động của con, điều đó khiến các con cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và có thể chống đối. Không biết rằng giữa cháu và gia đình đang gặp phải chuyện gì cụ thể, cháu có thể chia sẻ thêm để chúng tôi biết được và cùng trao đổi với cháu thêm.
Có nhiều cách khác nhau để diễn tả cảm xúc, mong muốn, nguyện vọng của mình cho mọi người xung quanh hiểu và chấp nhận mình. Có những bạn ở trong trường hợp của cháu họ chọn cách viết những điều ấm ức của mình lên giấy để tạo thành một bức thư gửi cho cha mẹ của mình. Có một số bạn chọn cách trao đổi với thầy cô chủ nhiện của mình – người mà các bạn ấy tin tưởng để thầy cô có thể truyền tải lại với cha mẹ. Một số bạn lại chọn cách ngồi trực tiếp tâm tình với các cha mẹ của mình bạn ấy nói về việc bạn ấy cảm thấy không được hiểu, bạn ấy cảm thấy cô đơn trong chính gia đình của mình, bạn ấy cảm thấy mọi người xung quanh đều nói không tốt về bạn chẳng hạn. Tuy nhiên để chia sẻ trực tiếp thì chúng ta cần đủ bình tĩnh để có thể nói hết được câu chuyện, nếu như chúng ta cảm thấy mình không đủ bình tĩnh hoặc sẽ nghẹn ngào hoặc sợ không được lắng nghe thì các bạn ấy sẽ không chọn hình thức này. Một số bạn khác thì tìm kiếm một người có tiếng nói trong gia đình để chia sẻ nhằm tìm kiếm đồng minh. Cháu có thể cân nhắc về mọi chuyện trong gia đình và tình huống của mình để lựa chọn một cách phù hợp cho mình.
Những điều ấm ức trong lòng cần được tâm sự ra, nếu chúng ta giữ lại điều đó mà không nói ra lâu ngày nó sẽ làm chúng ta trở nên mệt mỏi, chán nản và cảm giác cô đơn. Khi những điều khiến ta ấm ức mà ta cứ phải giả vờ như không có gì điều đó thật tàn nhẫn với những cảm xúc chúng ta đúng không cháu? Tìm cách nói phù hợp là điều giúp chúng ta có cách giải quyết phù hợp và tạo dựng được những tình cảm tích cực với những người mà chúng ta đang gặp vấn đề với họ. Cháu hãy cân nhắc về việc lựa chọn cách nói của mình với gia đình. Chúc cháu niềm vui và thành công,
Thân ái,
Bài viết liên quan: