Dấu hiệu rối loạn tâm lý ở trẻ
Rối loạn tâm lý – những căn bệnh về từ những áp lực trong cuộc sống luôn là một điều đang lo ngại cho xã hội hiện nay, sự rối loạn, trầm cảm có thể dẫn đến nhiều người đánh mất bản thân, thậm chí phải tìm cách giải thoát bằng con đường tự tử đầy tuyệt vọng. Tuy nhiên, hiện nay rối loạn lo âu không chỉ xuất hiện ở người lớn mà con gặp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là một số rối loạn phổ biến như tăng động/ giảm chú ý, tự kỷ, rối loạn hành vi,… đang có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bí quyết đối mặt với stress
- Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
Ở trẻ nhỏ, việc tìm ra nguyên nhân cũng như xác định các dấu hiệu về rối loạn tâm lý của trẻ là một việc rất khó khăn, bởi vì trẻ em có rất nhiều hạn chế trong giao tiếp ngôn ngữ cũng như chưa bộc lộ được hết khả năng học tập khi được người lớn dạy. Vì cũng một số lý do khác nhau, cha mẹ cũng rất khó tin là con mình đang mắc chứng rối loạn nên không đưa con đi khám hay trị liệu sớm.
Một số rối loạn tâm lý ở trẻ thường gặp
Rối loạn lo âu: Trẻ thường lo lắng sợ hãi quá mức, tim đập nhanh, dữ dội, vã mồ hôi,…
Rối loạn tăng động/ giảm chú ý: Trẻ có thể hiếu động quá mức và đi kèm là sự suy giảm chú ý
Rối loạn hành vi, cảm xúc: Trẻ bị rối loạn trong hành vi, cảm xúc, thường xuyên có hành vi phá vỡ nguyên tắc đạo đức bình thường
Rối loạn phát triển lan tỏa: Mơ hồ về thế giới và những vấn đề về thế giới xung quanh
Rối loạn học tập biệt định: Trẻ bị thiếu hụt về một số kĩ năng trong học tập như kém về ngôn ngữ, lập luận toán học,…
Tâm thần phân liệt: Niềm tin, suy nghĩ vô lý làm trẻ có nhận thức méo mó
Một số dấu hiệu của những trẻ mắc chứng rối loạn
Để xác định được trẻ có mặc chứng rối loạn nào hay không, cần phải quan sát trẻ theo từng loại rối loạn, thông thuờng là ít nhất 2 tuần đến 6 tháng.
Trẻ thường có tâm trạng bị thay đổi một cách bất thường, thái quá, trẻ thường xuyên cảm thấy buồn rầu, cảm giác sợ hãi, lo âu kéo dài dai dẳng, thường xuyên tức giận,… Những cảm xúc này kéo dài không chỉ làm trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe mà có thể làm ảnh hưởng đến bạn bè, cha mẹ hoặc các mối quan hệ khác của trẻ, đặc biệt là khi trẻ trở nên mất bình tĩnh và có thái độ không chuẩn mực.
Ở hành vi, trẻ có thở trở nên có hành vi bạo lực, tự làm hại bản thân, hoặc thu mình hoặc là hoạt động ,… ảnhthái quá,… hưởng đến mọi người và vượt khỏi tầm kiểm soát của trẻ hoặc cha mẹ. Cha mẹ có thể sẽ thường xuyên được nghe những lời phàn nàn từ giáo viên hay những người hàng xóm, thông thường khi cha mẹ tiến hành giáo dục con cái bằng biện pháp dọa nạt, đánh đập có thể làm gia tăng hành vi chống đối của trẻ, điều này làm cho mối quan hệ của trẻ cũng như tình trạng của mình càng thêm khủng hoảng, rắc rối.
Trẻ có thể tăng cân hoặc giảm cân bất thường mặc dù bữa ăn hằng ngày vẫn được duy trì như bình thường, nghĩa là việc tăng hay giảm cân của trẻ một cách đột ngột của trẻ không hẳn là do thói quen ăn uống không lành mạnh, và điều rất dễ khiến trẻ mắc nhiều các loại bệnh khác nhau khi các hoocmon duy trì cân bằng sinh học bị thay đổi.
Trí tuệ của trẻ bị suy giảm, hoặc thường xuyên có suy nghĩ khác thường và đôi khi lệch chuẩn so với bình thường. Ví dụ như những suy nghĩ muốn làm hại bản thân, đổi lỗi cho chính mình khi thậm chí mình là nạn nhân và có thể tự dằn vặt thời gian dài khi mắc lỗi kể cả lỗi rất nhỏ, hoặc trẻ luôn có suy nghĩ muốn đập phá để thỏa mãn được bản thân hay muốn làm hại người khác,…
Thường xuyên mất tập trung, có biểu hiện lơ đãng, không chú ý khi kể cả có người khác đang nói chuyện hoặc gọi tên mình.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Ngủ không ngon, không đủ giấc, hay giật mình về đêm và có thể thường xuyên gặp ác mộng, bóng đè,…
Có biểu hiện chán ăn, không hứng thú với các hoạt động thường ngày, nghĩa là trẻ có xu hướng bỏ mặc sức khỏe bản thân.
Trẻ có thể gặp khó khăn trong vấn dề học tập như suy luận kém, khả năng về ngôn ngữ bị hạn chế, đọc chậm, chọn từ đúng khó trong hoàn cảnh,…
Như vậy, rối loạn tâm lý của trẻ có thể gặp một hoặc nhiều các dấu hiện kể trên. tùy thuộc rất nhiều vào sự rối loạn của trẻ. Đôi khi, sự giáo dục sai cách rất dễ là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn từ trẻ. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau, gia đình không hòa thuận có hành vi bạo hành hoặc bị tác động từ bên ngoài xã hội như nhà trường, bị xâm hại, đánh đập, chửi bới cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ bị mắc chứng rối loạn.
Vì vậy, để trẻ có thể phát triển bình thường cần phải quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn. Môi trường gia đình luôn là một môi trường
Bài viết liên quan: