Dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau sang chấn
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là một bệnh xảy ra sau một chấn thương trong đó có tổn hại về thể chất hoặc mối đe dọa của tổn hại về thể chất. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một bệnh tâm thần: Một rối loạn lo âu. Người bị mắc PTSD có khả năng tự tử cao hoặc rất dễ có hành vi tự hoại.
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể xuất hiện ở những người gặp phải một sự kiện như chấn thương, bị tấn công tình dục, tai nạn giao thông,… hoặc những người sống trong môi trường quân đội, chiến tranh. Lần đầu tiên bệnh được ghi nhận là ở những người là cựu chiến binh sau chiến tranh thế giới thứ 1 và nội chiến ở Hoa Kỳ. Đôi khi việc chỉ chứng kiện những vụ việc trên cũng có thể khiến một người có thể phát triển bệnh rối loạn căng thẳng này, ví dụ như chứng kiến một tai nạn máy bay, một tai nạn tàu hỏa,…
Dấu hiệu rối loạn căng thẳng sau sang chấn thường bao gồm 5 phần: Trải qua một sự kiện chấn thương, trải nghiệm lại sự kiện, tránh né, chịu đựng những trải nghiệm này và tăng các triệu chứng kích thích.
1.Trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương trong đó có một mối đe dọa vật lý, một phản ứng của sự bất lực và sợ hãi, và liên quan đến cái chết.
Những người sống sót sau chấn thương phải được tiếp xúc với thực tế hoặc bị đe dọa:
- tử vong
- chấn thương nghiêm trọng
- bạo lực tình dục
Việc tiếp xúc có thể là:
- Trực tiếp gặp sự kiện
- Chứng kiến trực tiếp
- Gián tiếp, bằng cách nghe người thân hoặc bạn thân đã trải qua sự kiện
2. Trải nghiệm lại sự kiện
Xâm nhập hoặc trải nghiệm lại
Những triệu chứng mà một người nào đó trải nghiệm lại sự kiện. Điều này có thể trông giống như:
- Những suy nghĩ hay ký ức xâm nhập
- Ác mộng liên quan đến sự kiện đau thương
- Flashback – Hồi tưởng lại, cảm giác như sự kiện đang xảy ra một lần nữa
- Phản ứng cơ thể, tâm lý để nhắc nhở về sự kiện đau thương, chẳng hạn như một kỷ niệm
3. Tránh mọi thứ liên quan đến sự kiện; không có khả năng ghi nhớ các phần của sự kiện sống tách rời với người khác; suy giảm cảm xúc rõ rệt; ý thức rút ngắn cuộc sống.
Các triệu chứng tránh né mô tả những cách mà ai đó có thể cố gắng tránh bất kỳ ký ức nào về sự kiện này, bao gồm một trong những điều sau đây:
- Tránh những suy nghĩ hoặc cảm xúc liên quan đến sự kiện đau thương
- Tránh những người hoặc tình huống liên quan đến sự kiện đau thương
4. Thay đổi tiêu cực trong tâm trạng hoặc nhận thức
Tiêu chuẩn này mới được đưa ra, tuy nhiên nó đã được quan sát từ rất lâu từ những người mắc bệnh. Về cơ bản, có một sự suy giảm trong tâm trạng của một ai đó , có thể bao gồm:
- Vấn đề trí nhớ dành riêng cho sự kiện
- Những suy nghĩ hoặc niềm tin tiêu cực về bản thân hoặc thế giới
- Cảm giác bị bóp méo đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác, liên quan đến sự kiện
- Bị mắc kẹt trong những cảm xúc nghiêm trọng liên quan đến chấn thương (ví dụ kinh hãi, xấu hổ, buồn bã)
- Giảm nghiêm trọng sự quan tâm đến các hoạt động trước chấn thương
- Cảm thấy tách rời, cô lập hoặc ngắt kết nối với người khác
5. Tăng triệu chứng kích thích
Các triệu chứng kích thích gia tăng được sử dụng để mô tả những cách mà bộ não vẫn còn nhận định sự nguy hiểm, cảnh giác với các mối đe dọa tiếp theo. Các triệu chứng bao gồm:
- Khó tập trung
- Khó chịu, nóng nảy hoặc tức giận
- Khó ngủ hoặc ngủ không ngon, hay gặp ác mộng
- Thôi miên
- Dễ bị giật mình
Về cơ bản, dấu hiệu của bệnh rối loạn tâm lý sau sang chấn chúng phải kéo dài ít nhất một tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của một người và không thể là do sử dụng chất gây nghiện, bệnh nội khoa hoặc bất cứ điều gì ngoại trừ sự kiện.
Tuy nhiên, những chẩn đoán này không giúp người bệnh có thể tự chẩn đoán được tình trạng bệnh của mình, vì các dấu hiệu này có thể rất dễ lẫn lộn đến các bệnh rối loạn tâm lý khác. Khi bạn nghĩ mình có các dấu hiệu mắc bệnh này thì tốt nhất nên đến gặp các bác sĩ khoa tâm thần hoặc những nhà tâm lý lâm sàng để được chẩn đoán và trị liệu tốt nhất. TSD có thể được điều trị thành công, thường là kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc (để giảm triệu chứng cụ thể, ví dụ, cảm giác trầm cảm).
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Hầu hết điều trị PTSD tập trung vào một loại trị liệu tâm lý gọi là trị liệu chấn thương. Trị liệu chấn thương thường được chia thành ba giai đoạn chính: an toàn, xem lại ký ức chấn thương và giúp người bệnh tích hợp các kỹ năng và kiến thức mới vào cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp của các phương pháp như kỹ thuật thư giãn, EMDR và liệu pháp soma.
Tâm lý trị liệu cho PTSD là một quá trình phức tạp, nhưng nó không nhất thiết phải tốn rất nhiều thời gian. Hầu hết những người được điều trị bằng liệu pháp chấn thương đến gặp trực tiếp với một nhà trị liệu đều đặn hàng tuần. Một số người cũng được hưởng lợi từ liệu pháp trị liệu nhóm, hoặc tham dự một nhóm hỗ trợ thường xuyên. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng liên quan đến tình trạng này giảm dần theo thời gian điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nhiều người sẽ được giảm triệu chứng trong vòng vài tháng và hồi phục đáng kể trong vòng một hoặc hai năm.
Bài viết liên quan: