Phải làm gì khi con tự kỷ
1. Thế nào là tự kỷ?
Tự kỷ là tự phong tỏa. Hội chứng tự kỷ là tình trạng khiếm khuyết kéo dài suốt cuộc đời khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài, mất khả năng giao tiếp. Tình trạng này kéo dài gây ra hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng. Như mất khả năng thấu hiểu, khả năng tự kiểm soát , tự điều chỉnh, gặp khó khăn trong việc tập trung, thay đổi, sắp xếp, ghi nhớ. Hành động trên ảnh hưởng rất lớn để quá trình học tập và phát triển của trẻ, gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của trẻ. Tuy vậy, nếu có sự đồng hành và thấu hiểu của bố mẹ, chắc chắn trẻ có thể vượt qua và hoà nhập dễ dàng hơn. Tự kỷ không phải là một căn bệnh, nên không có thuốc chữa, thế nên, sự đồng hành của bố mẹ là liều thuốc tinh thần mạnh mẽ với con lúc này.
Xem thêm: Biểu hiện trẻ bị tự kỷ
- Chia sẻ của một số gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ:
Vợ chồng ông Hồ Văn D (ngụ Bắc Ninh) chỉ có đứa con duy nhất là bé K, nhưng không may bé bị mắc tự kỷ. Ông D kể: “ Khi cháu 2 tuổi, tôi thấy cháu không nói chuyện, tôi cứ nghĩ con mình chậm nói. Tiếp đó bé hay quậy phá, thích xé giấy, mắt không tập trung vào vật gì lâu, tôi lo lắng và đưa cháu đến BV khám và BS kết luận con tôi bị tự kỷ nhẹ. Không chấp nhận với kết quả khám ở BV này, nên tiếp tục đưa con đi khám ở nhiều nơi khác để được tư vấn, nhưng rồi các BS vẫn khẳng định con tôi bị tự kỷ, và khuyên tôi nên can thiệp cho bé càng sớm càng tốt. Lúc này tôi mới chấp nhận và lo chữa trị cho con.”
Chuyện sốc khi biết con mình bị tự kỷ là mẫu số chung của hầu hết các phụ huynh. Thậm chí, có trường hợp nhà có 2 cháu đều bị tự kỷ. Đôi vợ chồng trẻ Hoàng K- Thị X (ngụ Hai Bà Trưng-Hà Nội) bị cú sốc tâm lý nặng khi BS kết luận đứa con thứ 2 của họ cũng bị mắc tự kỷ giống đứa đầu. “Lúc đầu gia đình tôi căng thẳng lắm. Vợ chồng đổ lỗi cho nhau, không chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Mãi sau chúng tôi mới bình tĩnh lại, quyết tâm điều trị cho các con”.
Xem thêm:Bệnh tự kỷ của trẻ có tự khỏi được không?
3. Đối mặt với bệnh tự kỷ của con thế nào?
– Bố mẹ bình tâm mới giúp con được.
Anh K chia sẻ: “Khi biết con bị tự kỷ, tôi gác hết việc dành thời gian ở nhà với con. Mỗi đêm trước khi ngủ tôi thường trò chuyện rất lâu cùng con . Hàng ngày tôi tự mình pha sữa, tắm rửa, chăm sóc để con cảm nhận được tình thương. Qua một thời gian điều trị, tình trạng tự kỷ của con giảm một cách rõ, cháu biết thấu hiểu, chia sẻ, gần gũi với mọi người hơn”.
– Bố mẹ hãy là những người bạn thân thiết để con có thể chia sẻ, tin tưởng, hãy cảm thông với con, đồng hành cùng con.
– Bố mẹ có ổn định tâm lý thì mới cùng con chiến đấu với bệnh được.
Xem thêm: Dạy trẻ tự kỷ có những phương pháp nào?
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
4.Điều cấm kỵ
Khi có trẻ tự kỷ, không khí gia đình càng nhẹ nhàng càng tốt . Ngược lại sự căng thẳng, nặng nề của gia đình càng khiến bệnh của con trầm trọng hơn. Bố mẹ phải tin rằng con mình có khả năng , rồi tìm hiểu và thực hiện phương pháp phù hợp, hiệu quả. Nếu mình không tin vào con mình, mình sẽ không có động lực giúp con cải thiện.
Bài viết liên quan: