Những dấu hiệu để nhận biết trẻ tự kỉ
Tự kỷ là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ. Hiện nay Tự kỷ được coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ tự kỉ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trẻ Tự kỷ có những rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ dẫn đến trẻ gặp khó khăn trong học tập, vui chơi, hòa nhập cộng đồng. Mức độ Tự kỷ ở mỗi trẻ mắc phải có sự khác nhau từ nhẹ đến nặng và thời điểm triệu chứng thể hiện ra cũng khác nhau. Nhưng tất cả Trẻ Tự kỷ đều có một điểm chung giống nhau là khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội. Điều này được thể hiện ở việc Trẻ Tự kỷ ít hoặc gần như không có nhu cầu giao tiếp với người khác, thiếu kĩ năng tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, bắt đầu, duy trì, mở rộng hội thoại, hiểu và sử dụng công cụ giao tiếp… điều này không những là khó khăn của riêng bản thân trẻ mà còn là trở ngại đối với người lớn (cha mẹ, thầy, cô…) muốn giao tiếp cùng với trẻ.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Dạy trẻ tự kỷ có những phương pháp nào?
- Cách chăm sóc trẻ tự kỷ
Những dấu hiệu biểu hiện của trẻ tự kỷ là:
- Trẻ có những hành vi làm hại bản thân
Trẻ thường đánh, cấu, đập đầu vào tường mà không biết đau.
- Trẻ Tự kỷ có những hành vi gây phiền toái cho những người xung quanh
Trẻ ít quan tâm đến các chuẩn mực xã hội, muốn làm theo sở thích cá nhân, ý nghĩ cá nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược với sự mong đợi của người khác như: la khóc khi người lớn không đáp ứng sở thích của trẻ, làm đổ một đống đồ khi vào siêu thị, chộp nhanh những đồng tiền từ tay nhân viên, tự lấy đồ ở giá sách của người khác, giật nhanh một món đồ chơi từ tay trẻ bên cạnh… làm như vậy mà trẻ không cảm thấy mắc cỡ, ngượng ngùng.
- Trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ
Trẻ không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và không làm theo ý muốn của trẻ. Ví dụ, trẻ rất thích chơi điện thoại di động, khi nhìn thấy ai có điện thoại là trẻ chỉ muốn chộp nhanh lấy để chơi, người lớn ngăn chặn trẻ la hét, giận dữ.
- Trẻ có những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại
Trẻ thích đi đi lại lại trong phòng, thích xếp các đồ vật thành hàng thẳng; Vặn, xoắn, xoay các ngón tay và bàn tay; Nói đi nói lại một vài từ không đúng ngữ cảnh; Thích đến những nơi quen thuộc; Thích chạy lăng xăng và quay tròn; Thích xoay tròn đồ vật; Thích chơi các đồ chơi phát ra tiếng động; Thích bật tắt các nút điện hay điện tử, lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
- Sự tập trung chú ý của Trẻ Tự kỷ kém, phân tán chú ý nhanh
Ví dụ khi thực hiện nhiệm vụ, trẻ chỉ tập trung chú ý được trong một thời gian ngắn, khó tập trung cao vào các chi tiết, kém bền vững và luôn bị phân tán bởi những tác động bên ngoài. Trẻ khó khăn trong việc tuân thủ theo các chỉ dẫn của người lớn đưa ra đặc biệt khi tham gia các trò chơi lần lượt và luân phiên trẻ khó kiên nhẫn đợi đến lợt mình và khó kiềm chế phản ứng.
- Khả năng tương tác xã hội của Trẻ Tự kỷ kém
Trẻ có những biểu hiện của sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn. Trẻ ghét, không thích làm theo ý người khác và thường chống đối một cách quyết liệt. Trẻ luôn muốn mọi ý thích của mình được đáp ứng ngay lập tức, thích gì được nấy.
- Trẻ có sự hạn chế trong diễn đạt lời nói của bản thân
Sự phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường. Một số trẻ có giọng nói đều đều, không biết biểu cảm qua giọng nói, không biết nói thầm, nói tiếng gió, thích độc thoại, không biết giữ vững cuộc đối thoại.
Bài viết liên quan: