0904030189

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh tự kỉ

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, với những khả năng giao tiếp ảo ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tự kỉ ở trẻ em tại đây nhé.

1. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh tự kỉ

Mặc dù không tìm được nguyên nhân chính xác của hội chứng tự kỷ, nhưng những kiến thức về cơ chế có thể gây nên những rối loạn này đã ngày càng được làm rõ ràng hơn. Hiện nay, mọi người đều chấp nhận rằng hội chứng tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh trên nền tảng sinh học với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Xem thêm: Bạn có đang bị khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân 

Tự kỷ do yếu tố môi trường và bệnh trong thai kỳ

  • Có nghiên cứu cho rằng, những biến chứng khi sinh nở, nhiễm virus Rubella bẩm sinh do mẹ mắc bệnh Rubella khi mang thai là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ.
  • Nhiều nhà khoa học cho rằng những vaccine phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR) cũng được xem là thủ phạm gây ra hội chứng tự kỷ của trẻ em khiến các bà mẹ không dám sử dụng vaccine này cho con. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các quốc giá khác nhau, tại nhiều thơi điểm khác nhau đã cho thấy không có bằng chứng rõ ràng chứng minh sự liên quan giữa vaccine MMR và hội chứng tự kỷ, nhưng vẫn có khả năng vaccine có thể gây nên hội chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ có yếu tố nhạy cảm với hội chứng này.
  • Theo nghiên cứu năm 2007 của các chuyên gia sức khỏe cộng đồng California, phụ nữ mang thai 8 tuần đầu, nếu sống gần khu vực có nhiều hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… thì nguy cơ sinh ra đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ cao hơn những người phụ nữ khác.
  • Người mẹ mắc các vấn đề về tuyến giáp do thiếu chất tyroxin trong tuần từ 8-12 của thai kỳ có thể gây ra những thay đổi trong não bộ của thai nhi và dẫn tới tự kỷ.
  • Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ như axit valproic, thuốc an thần, thuốc điều trị viêm khớp, tá tràng, dạ dày… đều có thể làm tăng tỷ lệ thai nhi mắc tự kỷ sau khi sinh.
  • Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu thai phụ thường xuyên rơi vào trạng thái stress, căng thẳng, u buồn… cũng dễ khiến con bị hoặc có dấu hiệu của bệnh tự kỉ.

Xem thêm: Cách dạy trẻ tự kỉ mà cha mẹ cần biết

Yếu tố di truyền

  • Nếu đứa con đầu bạn sinh ra mắc bệnh tự kỷ thì tỷ lệ đứa con thứ 2 cũng mắc bệnh cao gấp 15-30 lần so với những cặp vợ chồng sinh ra đứa trẻ đầu phát triển bình thường.
  • Nếu 1 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng mắc hội chứng tự kỷ thì khả năng đứa trẻ còn lại cũng mắc bệnh, tỷ lệ này chiếm khoảng 36-91% và nguy cơ này ở trẻ sinh đôi khác trứng nằm trong khoảng 0-5%.

– Theo nghiên cứu của Lainhart và cộng sự, tỷ lệ các thành viên trong gia đình có trẻ tự kỷ có biểu hiện hạn chế khả năng ngôn ngữ và xã hội cao hơn so với những gia đình khác.

Sự chăm sóc của cha mẹ

Nhiều trường hợp trẻ em sinh ra rất bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Điều này có thể khiến bé cảm thấy cô độc, buồn phiền. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân trẻ tự kỉ. Chính vì vậy hãy quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo để trẻ có thể phát triển bình thường như những bạn cùng trang lứa.

Ngoài ra, nhóm khoa học đến từ ĐH Columbia (New York) vừa tìm ra nguyên nhân khiến người ta mắc hội chứng tự kỷ: Đó là do họ có quá nhiều synap – các mối nối thần kinh trong não, nơi các nơron thần kinh tiếp xúc và trao đổi thông tin với nhau

Họ đã kiểm tra não của 26 trẻ tự kỷ và những người trưởng thành tuổi từ 2 đến 20, tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến cuối thời thơ ấu, họ nhận thấy mật độ các mối nối thần kinh đã giảm một nửa ở não người bình thường, nhưng chỉ giảm được 16% ở não người tự kỷ.

Xem thêm: Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Giáo sư David Sulzer, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là lần đầu tiên phát hiện ra tình trạng thiếu cắt tỉa mối nối thần kinh trong não của trẻ mắc chứng tự kỷ”.

“Thực tế chúng ta đã thấy được sự thay đổi trong hành vi của trẻ tự kỷ. Họ có thể được điều trị tốt hơn nếu có một loại thuốc tốt hơn. Trong khi người ta nghĩ rằng việc học tập sẽ giúp hình thành những mối nối thần kinh lành mạnh mới thì việc loại bỏ những mối nối thần kinh không phù hợp cũng rất quan trọng”, giáo sư nói.

Phát hiện lần này còn cho thấy hàng trăm gene di truyền có liên quan đến bệnh tự kỷ. Hầu như tất cả mọi người đều có protein mtor hoạt động quá mức và ít nhiều đều thiếu khả năng cắt tỉa mối nối thần kinh

Trên đây là nguyên nhân bệnh tự kỉ ở trẻ em, từ đây các bậc cha mẹ sẽ hiểu thêm về căn bệnh và có thể phát hiện được trẻ mắc bệnh sớm nhất để điều trị có hiệu quả nhất. Hãy để trẻ được bảo vệ đúng cách và phát triển khỏe mạnh nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Seo Ngon

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com