0904030189

Bệnh tự kỉ ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Khi cuộc sống ngày càng phát triển với những khả năng giao tiếp ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về chứng tự kỉ ở trẻ em tại đây nhé.

1. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh tự kỉ

Mặc dù không tìm được nguyên nhân chính xác của hội chứng tự kỷ, nhưng những kiến thức về cơ chế có thể gây nên những rối loạn này đã ngày càng được làm rõ ràng hơn. Hiện nay, mọi người đều chấp nhận rằng hội chứng tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh trên nền tảng sinh học với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Xem thêm: Bạn có đang bị khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân 

Tự kỷ do yếu tố môi trường và bệnh trong thai kỳ

  • Có nghiên cứu cho rằng, những biến chứng khi sinh nở, nhiễm virus Rubella bẩm sinh do mẹ mắc bệnh Rubella khi mang thai là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ.
  • Nhiều nhà khoa học cho rằng những vaccine phối hợp sởi-quai bị-rubella (MMR) cũng được xem là thủ phạm gây ra hội chứng tự kỷ của trẻ em khiến các bà mẹ không dám sử dụng vaccine này cho con. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các quốc giá khác nhau, tại nhiều thơi điểm khác nhau đã cho thấy không có bằng chứng rõ ràng chứng minh sự liên quan giữa vaccine MMR và hội chứng tự kỷ, nhưng vẫn có khả năng vaccine có thể gây nên hội chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ có yếu tố nhạy cảm với hội chứng này.
  • Theo nghiên cứu năm 2007 của các chuyên gia sức khỏe cộng đồng California, phụ nữ mang thai 8 tuần đầu, nếu sống gần khu vực có nhiều hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… thì nguy cơ sinh ra đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ cao hơn những người phụ nữ khác.
  • Người mẹ mắc các vấn đề về tuyến giáp do thiếu chất tyroxin trong tuần từ 8-12 của thai kỳ có thể gây ra những thay đổi trong não bộ của thai nhi và dẫn tới tự kỷ.
  • Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ như axit valproic, thuốc an thần, thuốc điều trị viêm khớp, tá tràng, dạ dày… đều có thể làm tăng tỷ lệ thai nhi mắc tự kỷ sau khi sinh.
  • Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu thai phụ thường xuyên rơi vào trạng thái stress, căng thẳng, u buồn… cũng dễ khiến con bị hoặc có dấu hiệu của bệnh tự kỉ.

Xem thêm: Cách dạy trẻ tự kỉ mà cha mẹ cần biết

benh-tu-ki-o-tre-em-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-chua-tri

Yếu tố di truyền

  • Nếu đứa con đầu bạn sinh ra mắc bệnh tự kỷ thì tỷ lệ đứa con thứ 2 cũng mắc bệnh cao gấp 15-30 lần so với những cặp vợ chồng sinh ra đứa trẻ đầu phát triển bình thường.
  • Nếu 1 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng mắc hội chứng tự kỷ thì khả năng đứa trẻ còn lại cũng mắc bệnh, tỷ lệ này chiếm khoảng 36-91% và nguy cơ này ở trẻ sinh đôi khác trứng nằm trong khoảng 0-5%.
  • Theo nghiên cứu của Lainhart và cộng sự, tỷ lệ các thành viên trong gia đình có trẻ tự kỷ có biểu hiện hạn chế khả năng ngôn ngữ và xã hội cao hơn so với những gia đình khác.

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

2. Một số dấu hiệu thất thường của trẻ bị tự kỷ

Hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỉ  thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh.

Khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thể trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.

Lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng nhưng chúng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng.

3. Các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ

Các triệu chứng của trẻ tự kỷ phát triển từ 3 đến 10 tuổi, tuy nhiên những biểu hịên đầu tiên của trẻ tự kỷ thường là ánh mắt đề phòng cảnh giác. Tuy nhiên các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh đã nghiên cứu trên những bệnh nhân điển hình và đưa ra những biểu hiện khác như:

  • Phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế
  • Kém ăn
  • Sự thay đổi mạnh mẽ trong biểu hiện cảm xúc
  • Hờ hững và không tự tin khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
  • Sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập.

4.Chữa bệnh tự kỉ cho trẻ bằng cách nào?

Cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em theo phương pháp y sinh học

  • Sử dụng hóa dược: Mặc dù chưa có thuốc đặc trị bệnh tự kỷ, tuy nhiên, trong thời gian trẻ bị bệnh tự kỷ các bác sĩ sẽ kê thuốc chống lại các triệu chứng ở bệnh tự kỷ như kém tập trung, hung hăng hay lầm lì. Các loại thuốc sẽ được sử dụng đơn lẻ trong từng trường hợp điều trị.
  • Thải độc: Nghi ngờ trẻ bị tử kỷ do nhiễm độc như thủy ngân chẳng hạn, phương pháp thải độc sẽ hiệu quả trong trường hợp này. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận đây là cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em chính thống.
  • Ăn kiêng: Một số nghiên cứu cho rằng, trẻ bị tử kỷ là do rối loạn nội tiết và bị dị ứng với một số chất hóa học, vì vậy ăn kiêng sẽ giúp loại bỏ các chất gây dị ứng cũng như rối loạn nội tiết. Các thực phẩm được đưa ra để ăn kiêng là sữa, các chế phẩm từ sữa, đường hay bột mì.
  • Vật lý trị liệu giúp trẻ vận động nhiều hơn: Trẻ tự kỷ thường ít vận động, nên các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên cho trẻ vận động để hoạt hóa các cơ quan này. Các vận động thường là vận động cơ quan phát âm, vận động tay chân, thị giác…

Xem thêm: Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Cách chữa bệnh tử kỷ trẻ em theo phương pháp tâm lý giáo dục

Ngoài việc chữa bệnh tự kỷ theo y khoa, giáo dục tâm lý cũng là cách can thiệp đúng hướng giúp trẻ sớm hết bệnh và hòa nhập với xã hội. Trong đó, điều trị tâm lý sẽ hướng đến việc:

  • Giúp tâm trẻ vận động: ngoài việc vận động cơ thể bên ngoài, chúng ta cần phải tác động bên trong tâm lý trẻ. Nhìn chung, vận động cơ thể càng tăng thì vận động tâm lý sẽ tăng theo. Vận động tâm lý bao gồm việc kích thích các tế bào thần kinh, giúp trẻ giao tiếp và nhận thức tốt hơn sự vật bên ngoài.
  • Phương pháp cải thiện ngôn ngữ: Đây là phương pháp can thiệp thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ và đạt được nhiều hiệu quả nhất định. Việc trị liệu bằng phương pháp này có thể sẽ diễn ra từ 1 – 2 tuần, thậm chí vài năm tùy thuộc vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Phương pháp giáo dục thông qua các môn học tâm lý như âm nhạc trị liệu, vẽ nặn, thơ đồng dao. Phương pháp này sẽ kích thích não bộ của trẻ, các giai điệu âm nhạc, thơ tươi sáng sẽ giúp con dễ tiếp thu và thoải mái hơn.

Ngoài ra, các phương pháp như dã ngoại, tạo nhóm, trị liệu cảm giác, trị liệu thông qua hình ảnh,… cũng giúp cải thiện tình trạng tự kỷ ở trẻ.

Nhìn chung, các cách chữa bệnh tự kỷ ở trẻ em, ngoài việc phụ thuộc vào giáo viên, cha mẹ cần có cái nhìn thoáng hơn về tự kỷ, không nên che dấu mọi người, điều trị cho con trên tinh thần tự nguyện, vui vẻ. Có như vậy, con mới sớm hết bệnh và hòa nhập với xã hội. Bởi sự mặc cảm, xa lánh, dấu điếm của cha mẹ chính là hành động khiến con đường chữa bệnh tự kỷ cho con dài và đơn độc hơn.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Seo Ngon

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com