0904030189

Làm thế nào để trở nên hoàn hảo

Để cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên hơn

Bạn chỉ hoàn hảo khi nào? Có ai không mong muốn mình bỗng một ngày trở nên hoàn hảo hơn phiên bản hiện tại của mình không nhỉ? Bạn thân mến, bạn cần làm gì để trở nên hoàn hảo nào?



Sưu tầm

Bạn thân mến, bạn cần làm gì để trở nên hoàn hảo nào?

Bởi Kelly Babcock

Ôi thôi. Ừm, thôi thì, hãy tiếp tục nào. Tôi sẽ kể cho bạn nghe làm thế nào để trở nên hoàn hảo.

Và tôi phải nói rằng, nó khá dễ dàng đấy.

Chỉ là, đừng làm gì cả. Đừng có nắm bắt bất kì cơ hội nào cả. Và đừng có mạo hiểm vì bất cứ điều gì.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Nó không hiệu quả với bạn ư?

Phải, đối với tôi nó cũng chả có tác dụng gì.

Nhưng thật ra, có một vài điều bạn có thể thực hiện để tiến gần hơn tới sự hoàn hảo đấy.

Bắt đầu bằng việc quên đi

Hãy quên hết tất cả những gì mà người khác trông chờ ở bạn đi. Ý tôi là, nếu như họ quan tâm tới bạn, họ đã biết khả năng của bạn và giới hạn của bạn rồi. Nếu như họ quan tâm, họ sẽ giữ điều đó trong tâm trí. Và họ sẽ ủng hộ bạn khi bạn làm điều gì đó tốt và họ sẽ hiểu cho bạn khi bạn rối bời.

Nhưng nếu như họ chả thèm quan tâm, họ chỉ mong đợi theo cách thông thường ở bạn mà thôi, vậy thì họ chẳng phải là người bạn. Họ có thể đối xử với bạn theo nhiều cách khác nhau, họ có thể trở thành ông chủ của bạn theo một cách nào đó. Vậy tốt thôi, hãy làm hết khả năng của bạn đi, nhưng nếu như bạn không thể kết nối với họ vì hội chứng tăng động giảm chú ý của bạn, thì hãy chấp nhận điều đó và bước tiếp. Bạn vẫn hoàn hảo, bạn không hề thất bại với bản thân mình.

Và đừng lăn tăn gì cả….

Phải, tôi biết điều đó chứ, thật sự rất khó khăn để bỏ chúng ra khỏi đầu. Nhưng sự thật là mọi thứ có thể xảy ra, một số là tốt, số khác lại xấu, số cái thì xoàng xoàng. Và nếu như bạn dành thời gian chỉ để lo nghĩ về bất cứ điều gì trong đó và cố gắng tính toán xem mình đã có thể làm gì, thì bạn đang lãng phí thời gian đấy.

Nếu như bạn, giống tôi, cứ lặp lại những điều đó trong đầu mình và cố gắng sửa chữa chúng, bạn không chỉ hao phí thời gian, bạn còn đang tạo stress cho bản thân mình nữa. Cuộc sống quá ngắn ngủi cho những điều nhỏ nhặt, và stress còn làm cuộc sống của ta ngắn ngủi hơn nữa.

Để nó thế đi

Mẹ tôi từng nói rằng, “Hãy để nó vậy đi và tin vào Chúa” và tôi đã từng nghĩ rằng bà đang đặt niềm tin vào một điều gì đó. Nhưng hóa ra, ngay cả khi tôi chả phải một tín đồ Ki tô giáo, tôi vẫn phải thừa nhận rằng bà nói đúng

Khi ông của tôi bệnh nguy cấp nằm trong viện, mẹ tôi đã cầu nguyện hàng đêm trong mấy tuần lễ liền, và bà không thể ngủ được một chút nào, vì thế bà lại càng cầu nguyện nhiều hơn. Mỗi ngày, tin tức về bệnh tình của ông ngày càng có vẻ xấu đi. Sau gần 2 tháng như vậy, bà đã hoàn toàn kiệt sức, tới nỗi mà bà nằm trên giường và thỉnh cầu Chúa hãy trông coi nơi này hộ bà khi bà chợp mắt. Bà nói với Chúa với lời cầu nguyện ngắn ngủi rằng bà nhờ cậy Ngài chăm sóc cha bà hộ bà.

Và?

Đáng ngạc nhiên rằng, bà cảm thấy thoải mái với quyết định đó và bà đã ngủ ngon lần đầu tiên trong mấy tuần lễ. Bà đã ngủ say suốt đêm. Khi bà gọi điện tới bệnh viện vào sáng hôm sau, bà nhận được tin rằng cha bà đã có tiến triển tốt vào đêm qua và đang cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Ông đã được quay trở về nhà chỉ trong 2 tuần sau đó.

Bây giờ tôi vẫn không phải là một tín đồ Ki tô giáo, cũng như bị thuyết phục bởi câu chuyện này. Nhưng cái ý tưởng rằng mẹ tôi đã quyết định gạt bỏ những nỗi lo và stress sang một bàn tay của ai đó khác luôn thu hút tôi.

Do vậy….

Do vậy tôi tập thực hành nó bất cứ khi nào tôi nhận thấy mình cần. Tôi không bỏ các vấn đề của tôi vào tay Chúa, tôi không tin vào điều đó. Nhưng tôi sẽ để nó diễn ra tự nhiên như nó vốn vậy và trong khi đó tôi sẽ nghỉ ngơi một chút và nạp năng lượng cho bản thân mình.

Trên tất cả, nếu như tôi trở nên hoàn hảo, tôi sẽ cần mọi sức mạnh mà tôi có thể tập hợp được, phải không? Và dĩ nhiên, tôi cần phải quan tâm tới việc người khác nghĩ về tôi như thế nào hay việc thành tựu của tôi ra sao. Tôi có thể trở thành kẻ chỉ trích tệ hại nhất của bản thân mình, nhưng mỗi khi đề cập tới chứng rối loạn tăng động giảm chú ý của tôi thì tôi lại là người phê bình duy nhất về tôi mà tôi cần quan tâm đến.

Dịch

NGUỒN: https://blogs.psychcentral.com/adhd-man/2017/06/how-to-be-perfect/

Giới thiệu về Kelly Babcock

Tôi được sinh ra ở thành phố Toronto năm 1959, nhưng về sau tôi lại được chuyển đi nơi khác khi tôi 4 tuổi. Tôi được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường nông thôn. Tôi sống ở nơi mà cả 6 thế hệ gia đình đã trải qua, hoặc cũng có thể hơn thế. Ở tuổi 50, t ôi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động-giảm chú ý và tôi đã vừa phải vật lộn với sự thực mới này và vừa phải tận dụng những khám phá mới của mình để khiến cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trên website: writeofway.

Hoặc email của tôi: ADHD Man

View all posts by Kelly Babcock →

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Thu Giang

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com