Làm việc qua điện thoại
Trong cuộc sống hiện đại bạn thường phải dùng đến chiếc điện thoại như một công cụ làm việc của bạn. Tuy nhiên, bạn có cách sử dụng như thế nào để nó đạt hiệu quả cao nhất và nó giúp bạn đạt được mục đích của mình. Hơn nữa cũng là phương tiện để kết nối bạn với người xung quanh, để họ hiểu được con người bạn như thế nào, đôi khi chỉ một cuộc điện thoại một giọng nói cũng thể hiện được con người bạn như thế nào, bạn liệu có để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ đối phương không? Tư vấn An Nam xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết nghệ thuật làm việc qua điện thoại.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng
Chia sẻ của An Nam
Trong cuộc sống hiện đại bạn thường phải dùng đến chiếc điện thoại như một công cụ làm việc của bạn. Tuy nhiên, bạn có cách sử dụng như thế nào để nó đạt hiệu quả cao nhất và nó giúp bạn đạt được mục đích của mình. Hơn nữa cũng là phương tiện để kết nối bạn với người xung quanh, để họ hiểu được con người bạn như thế nào, đôi khi chỉ một cuộc điện thoại một giọng nói cũng thể hiện được con người bạn như thế nào, bạn liệu có để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ đối phương không?
Sau đây, Tư vấn An Nam xin đưa ra những “cách” giao tiếp trong nghệ thuật làm việc qua điện thoại:
1. Bạn muốn nói gì?
Làm việc qua điện thoại là việc bạn luôn cần xác định cho mình trước mục đích của cuộc nói chuyện. Bạn nên ghi ra trong đầu mình xem mình muốn nói gì? Như vậy bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc nói chuyện, hơn nữa bạn đã hình dung được điều mình cần nói thì lời lẽ của bạn sẽ được gọt dũa khiến người nghe dễ tiếp thu hơn làm cho bạn có thể đạt được mục tiêu của cuộc nói chuyện.
2. Điều chỉnh cách nói chuyện cho phù hợp với đối phương
Khi nói chuyện với họ nếu bạn biết được họ là người hòa đồng thì bạn có thể nói chuyện vui và thân mật hơn. Nếu đó là người luôn bận rộn thì thời gian với họ rất quý báu bạn nên nói nhanh gọn đủ ý không nên dài dòng để tránh sự khó xử ở cả hai người.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Hãy đi thẳng vào vấn đề
Tránh ậm ừ dễ tạo sự không chuyên nghiệp, nếu bạn không biết câu trả lời bạn hãy nói với họ gọi lại sau một thời gian do bạn đưa ra khoảng 5, 6 phút chẳng hạn. Bạn có thể nói: “anh/chị vui lòng kết nối lại sau 5 phút nữa để em có thể kiểm tra thông tin giùm anh/chị”. Trong khoảng thời gian đó bạn có thể tìm hiểu để có câu trả lời, còn đối phương của bạn có thể rất vui vẻ để chờ câu trả lời của bạn và họ sẽ kết nối lại cho bạn. Nếu bạn cứ trả lời đại một câu mà đó là đáp án sai bạn có thể khiến đối phương mất niềm tin vào bạn.
4. Chuẩn bị kết thúc cuộc nói chuyện
Cuối buổi nói chuyện bạn nên tóm lược lại những vấn đề đã trao đổi để đối phương có thể nhớ được những ý mà bạn muốn truyền đạt đồng thời, họ cũng hiểu được rằng bạn đã hiểu được vấn đề mà họ trao đổi, họ cảm thấy bạn đang lắng nghe họ.
Trước khi cúp điện thoại một lời chúc với đối phương là một điều hết sức cần thiết và tạo ấn tượng cho đối phương mà các bạn nên làm.
5. Những điều bạn hết sức cần lưu ý khi nghe hoặc nhận điện thoại
Bạn chủ động gọi thì không nên gọi quá trễ hoặc quá sớm; bạn cũng không nên thúc giục người trả lời đưa ra câu trả lời ngay lập tức, khiến họ không thiện cảm với bạn.
Khi nhận điện thoại bạn không nên nói quá to, hoặc quá nhỏ, trong khi nghe điện thoại bạn cũng không nên nói chuyện riêng với một người khác, như vậy thể hiện bạn không hề chú ý lắng nghe họ, hoặc cũng không nên vừa ăn vừa trả lời điện thoại trừ trường hợp hết sức thân thiết.
Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan: