Nên tránh điều gì khi đi phỏng vấn
Đối với mỗi người, học hành là để lấy kiến thức còn việc làm là để vận dụng những điều đó vào thực tế để phục vụ cho cá nhân mình. Công việc đối với mỗi người không chỉ có thể mang lại nguồn thu nhập cho bạn mà nó còn giúp bạn tạo mối quan hệ cũng như khẳng định bản thân trong xã hội. Là một phần quan trọng không thể thiếu với mỗi người, vậy bạn cần làm gì để đạt được những mục tiêu đó. Phỏng vấn xin việc, nộp hồ sơ, tìm kiếm thông tin,…và quan trọng nhất vẫn là để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Nên tránh điều gì khi đi phỏng vấn có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ muốn được biết.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Kỹ năng đương đầu với khó khăn
- Những điều cần có để làm hài lòng nhà tuyển dụng
Chia sẻ của An Nam
Đối với mỗi người, học hành là để lấy kiến thức còn việc làm là để vận dụng những điều đó vào thực tế để phục vụ cho cá nhân mình. Công việc đối với mỗi người không chỉ có thể mang lại nguồn thu nhập cho bạn mà nó còn giúp bạn tạo mối quan hệ cũng như khẳng định bản thân trong xã hội. Là một phần quan trọng không thể thiếu với mỗi người, vậy bạn cần làm gì để đạt được những mục tiêu đó. Phỏng vấn xin việc, nộp hồ sơ, tìm kiếm thông tin,…và quan trọng nhất vẫn là để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Để các bạn biết những điều cần tránh khi đi phỏng vấn thì Tư vấn An Nam xin đưa ra những yêu cầu mà nhà tuyển dụng thường bắt lỗi:
1. Không nói ngọng, nói lắp
Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ không nắm bắt được thông tin bạn cung cấp cũng như không mấy hài lòng với bạn ngay ở lần gặp đầu tiên nếu bạn nói ngọng, nói lắp. Nếu trong trường hợp nói ngọng của bạn đã là bẩm sinh thì hãy cố gắng tập luyện trước ở nhà để có thể nói một cách trôi chảy nhất.
Với người nói lắp bắp, là khi họ thiếu tự tin, đang còn run sợ khi đứng trước người phỏng vấn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ấn tượng của bạn mà nó còn làm giảm hiệu quả của cuộc phỏng vấn. Để chuẩn bị tốt nhất thì bạn nên đứng trước gương để tập trước, nhiều lần sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Nói ngọng, nói lắp là điểm yếu khi đi phỏng vấn…………….
2. Không đến trễ
Đây là điều tối kỵ trong quá trình bạn đi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ không có mấy ấn tượng tốt đẹp về bạn. Họ sẽ nghĩ bạn là người vô trách nhiệm, không có tinh thần làm việc tốt, có tuyển dụng bạn vào công ty cũng không có kết quả tốt.
Việc bạn đến sớm trước giờ phỏng vấn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm được thông tin có thể cần thiết với bạn trong cuộc phỏng vấn. Hơn cả, nó giúp bạn tự tin hơn, không bị hồi hộp quá nhiều hay lo lắng những trường hợp không may xảy ra.
3. Không tìm hiểu trước về công ty mình ứng tuyển
Trước khi tham gia ứng tuyển vào một vị trí nào của một công ty hay doanh nghiệp nào đó, điều thật sự cần thiết là hãy tìm hiểu về nó. Bạn chưa biết gì về nơi bạn có ý định muốn làm việc, bạn chỉ biết tên công ty thôi, như vậy là chưa đủ.
Có thể việc bạn bỏ ra vài phút để tra cứu tìm kiếm thông tin ấy cũng giúp bạn thay đổi cả cuộc đời. Nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được sự tôn trọng cũng như nghĩ bạn là một người chu đáo và ấn tượng để lại với họ là rất tốt đẹp.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
4. Không tỏ ra quá tự tin hay kiêu ngạo
Nếu đứng ở vị trí người đi xin việc mà bạn tỏ ra quá tự tin hay kiêu ngạo về trình độ cũng như những điều mà bạn có được thì đây là một sai lầm. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được lời khen ngợi hay sự hài lòng của nhà lãnh đạo. Đôi khi còn là sự đánh giá con người bạn theo chiều hướng tiêu cực.
Không chỉ vậy, với những người thể hiện sự khiêm tốn sẽ nhận được những điều tốt lành hơn từ phía người phỏng vấn. Vì với họ, những người như vậy mới xứng đáng với vị trí họ đang cần. Người được nhận sẽ trở thành một nhân viên tốt, ưng ý về điều đó.
5. Không đề cập đến mức lương
Khi bạn đề cập về vấn đề lương ngay trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ chẳng được đánh giá cao. Bởi vì, bạn cũng mới đang trong quá trình ứng tuyển vào công ty thôi chứ chưa được nhận chính thức mà bạn lại nói ra những yêu cầu của bản thân thì cơ hội dành cho bạn không phải là nhiều.
Hơn nữa, trong phỏng vấn chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nói với bạn về vấn đề này thôi. Đừng nóng vội quá để đánh mất cơ hội của mình bạn nhé.
Bài viết liên quan: