Mâu thuẫn
Mâu thuẫn, xung đột trong tập thể là không thể tránh khỏi. Các cuộc xung đột luôn luôn diễn ra ở tất cả các nhóm xã hội bất kể quy mô của nhóm lớn hay nhỏ. Với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần làm gì để phòng ngừa và giải quyết xung đột trong tập thể.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những yếu tố dẫn đến sự thành công của một nhà quản lý
- Kỹ năng quản lý cảm xúc
Chia sẻ của An Nam
Quá trình hình thành và phát triển tập thể tự nó đã chứa đựng các mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn về quan điểm, về cá tính, về lợi ích của các thành viên và nhóm. Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng biến thành xung đột. Xung đột chỉ xuất hiện khi mâu thuẫn đó bùng nổ.
1. Xung đột là gì?
Xung đột là sự bùng nổ các mâu thuẫn giữa các thành viên trong tập thể khi thực hiện hoạt động chung.
Mâu thuẫn thì lúc nào cũng tồn tại nhưng xung đột có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Chỉ khi nào mâu thuẫn bùng nổ mà người ta không thể hoà giải nó thì xung đột mới xảy ra.
Những xung đột lớn hoặc mâu thuẫn ở mức độ sâu sắc có thể dẫn đến bạo lực. Những xung đột nhỏ thường ít được quan tâm, nhưng khi các xung đột nhỏ này cứ tích tụ dần và đến mức độ nào đó nó sẽ gây ra xung đột lớn, có thể tạo nên sự bất hòa nghiêm trọng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm.
2. Bản chất của xung đột
Theo các nhà nghiên cứu, xung đột là do sự khác biệt về một điều gì đó nhưng thực tế, không phải sự khác biệt nào cũng đều dẫn đến sự xung đột. Sự khác biệt là tất yếu trong cuộc sống và nếu có thể dung hòa được thì sự khác biệt đó sẽ không dẫn đến xung đột.
Suy cho cùng, mọi mâu thuẫn trong xã hội là mâu thuẫn lợi ích, chính lợi ích mới là nguồn gốc sâu xa của xung đột (K.Mark). Khi con người có mâu thuẫn lợi ích (có thể là vật chất hoặc tinh thần) thì rất dễ xảy ra xung đột. Mức độ lợi ích của mỗi bên trong mâu thuẫn sẽ chi phối mức độ xung đột. Nếu lợi ích đối kháng nhau thì xung đột sẽ rất mạnh mẽ và có thể loại trừ nhau.
Như vậy, bản chất của xung đột chính là các mâu thuẫn lợi ích giữa các cá nhân hoặc của các bộ phận trong tập thể. Điều hòa các lợi ích cho phù hợp là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa xung đột xảy ra.
3. Tác hại của xung đột
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Xung đột có tác hại rất lớn đối với tập thể và mỗi cá nhân. Xung đột sẽ phá vỡ bầu không khí của tập thể. Môi trường sống yên bình của cá nhân bị đảo lộn làm người ta sống trong trạng thái căng thẳng, không có lợi cho sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người. Sau mỗi lần xung đột cá nhân phải mất thời gian thể nghiệm lại bản thân nên vừa mất thời gian vừa bị phân tán tư tưởng trong công việc. Do đó, những người bị lôi kéo vào xung đột sẽ làm việc kém hiệu quả và dễ gây tai nạn vì không tập trung.
Đối với toàn nhóm, khi có xung đột, nhóm không thể thống nhất ý kiến và hành động nên năng suất lao động sẽ giảm đi, mọi người dễ nghi kỵ nhau.
4. Phân loại xung đột
Xung đột trong mỗi cá nhân (xung đột nội tâm): xuất hiện khi cá nhân tham gia vào những nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau. Họ lúng túng không biết chọn theo lợi ích nào. Lợi ích của mỗi nhóm đều có sức hấp dẫn với cá nhân nhưng không cho phép cá nhân chọn cả hai, mà chỉ được phép chọn một.
Xung đột cá nhân với cá nhân: diễn ra khi cá nhân này cho rằng cá nhân kia ngăn cản trở hoặc phá hoại lợi ích của mình.
Xung đột cá nhân với thể: xuất hiện khi cá nhân cho rằng tập thể ngăn cản lợi ích của họ và họ không chấp nhận.
Xung đột tập thể với tập thể: xảy ra khi tập thể này cho rằng tập thể kia ngăn cản hoặc phá hoại lợi ích của tập thể mình.
5. Phòng ngừa và giải quyết xung đột
Về cơ bản phải phòng ngừa xung đột, không nên để xung đột xảy ra rồi mới giải quyết.
Phòng ngừa xung đột: Muốn phòng ngừa xung đột cần xác định rõ bản chất xung đột và có biện pháp phòng ngừa.
Trước hết, nhà quản lý phải điều hòa lợi ích trong tập thể sao cho thoả đáng, không nên để có sự chênh lệch quá lớn về lợi ích giữa các thành viên hoặc giữa các bộ phận.
Cần có phương pháp quản lý khoa học và phù hợp với tính chất và đặc điểm của đơn vị mình phụ trách.
Giải toả các mâu thuẫn nhỏ, không để cho mâu thuẫn nhỏ tích tụ sẽ dẫn đến mâu thuẫn lớn đến mức bùng nổ không thể ngăn chặn.
Giải quyết xung đột: khi xung đột xảy ra thì phải nhanh chóng xác định mâu thuẫn của mỗi bên và tác động để giảm mâu thuẫn đó.
Có thể trong tập thể có kẻ phá hoại gây mất ổn định hoặc có người cố tình không chấp nhận những chuẩn mực của nhóm.
Trước tiên cần thuyết phục, tạo cơ hội để các bên ngồi lại và hoà giải với nhau. Khi không làm được việc đó thì có thể dùng các biện pháp hành chính như: chuyển cá nhân xung đột sang đơn vị khác, hoặc kỷ luật kẻ gây rối…
Bài viết liên quan: