0904030189

Hôn nhân đồng tính

Hôn nhân đồng tính

Đối với trường hợp hôn nhân đồng tính, pháp luật Việt Nam hiện tại quy định những người cùng giới tính dù không thuộc trường hợp cấm kết hôn, nhưng không được thừa nhận hôn nhân giữa họ. Cho nên, hiểu đơn giản, hai người cùng giới không thể kết hôn với nhau.



Công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm. Tuy nhiên việc pháp luật không thừa nhận hôn nhân đồng tính tại Việt Nam cũng khiến cho việc chung sống giữa hai người cùng giới yêu nhau gặp khó khăn nếu như có mong muốn được công nhận về mặt pháp lý giống như cuộc hôn nhân dị tính. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một vài khía cạnh khác nhau xoay quanh vấn đề hôn nhân đồng tính này:

1. Người đồng tính không được hưởng các quyền khi chung sống với nhau như:

Quyền đại diện cho nhau, tài sản chung, thừa kế theo pháp luật, con nuôi và quyền của con nuôi chung, li dị, phân chia tài sả và cấp dưỡng, kết hôn có yếu tố nước ngoài. 

2. Những hình thức chung sống giữa người cùng giới trên thế giới:

Đối với nhiều người thường chỉ tồn tại hai khái niệm: hôn nhân và không phải hôn nhân. Trên thực tế, pháp luật thế giới tồn tại rất nhiều các chế định khác nhau, thấp hơn hoặc tương tự như hôn nhân. Những chế định này có các tên gọi khác nhau tùy vào từng quốc gia: quan hệ gia đình (domestic partnership), kết đôi có đăng ký (registered partnership), kết hợp dân sự (civil union) hay các tên gọi khác. 

hon-nhan-dong-tinh

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

3. Có bao nhiêu nước công nhận những hình thức chung sống giữa hai người cùng giới?

Hiện nay có ý kiến cho rằng vẫn còn nhiều nước còn hình sự hóa, thậm chí là tử hình những người đồng tính, nên không quy định gì đã là rất tiến bộ. Thực ra các nước hình sự hóa người đồng tính chủ yếu là các nước ở châu Phi và Hồi giáo, do đặc điểm về xã hội và tôn giáo của họ.

Tính đến tháng 5/2016, đã có 22 quốc gia hợp pháp hôn nhân đồng tính/hôn nhân cùng giới. Nếu tính cả những vùng lãnh thổ thì số lượng hiện tại là 33.

Tại châu Á, Nepal, Nhật Bản, Đài Loan cũng hứa hẹn rất nhiều khả năng về những đạo luật thừa nhận việc chung sống giữa các cặp cùng giới.

Có 23 quốc gia công nhận hôn nhân không phân biệt giới tính: Hà Lan, Bỉ, Argentina, Tây Ba Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Đan Mạch, Uruguay, New Zealand, Pháp, Anh Quốc, Brazil, Luxembourg, Phần Lan, Ireland, Slovenia, Mexico, Hoa Kỳ, Colombia.

Có 12 quốc gia công nhận chung sống có đăng ký: Andorra, Áo, Colombia, Cộng hòa Séc, Ecuador, Đức, Đan Mạch (Greenland), Hungary, Isle of Man, Jersey, Liectensein, Thụy Sỹ

Có 4 quốc gia công nhận chung sống không đăng ký: Úc, Croatia, Irsael, San Marino.(*)

Các vấn đề xoay quanh hôn nhân đồng tính có thể có rất nhiều, cả về mặt luật pháp cũng như những sự hỗ trợ về mặt tâm lý, nếu như bạn có những khó khăn hay khúc mắc về pháp luật liên quan đến các vấn đề trong cộng đồng LGBT, bạn có thể liên hệ tới ICS và ISEE để được cung cấp thêm thông tin về một số quyền được hưởng của bạn và các trung tâm trợ giúp pháp lý cho bạn. ISEE là Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường; ICS là trung tâm – tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT. Đây là hai tổ chức thường xuyên thực hiện những nghiên cứu, khảo sát, tập huấn hội thảo, đối thoại,… về các chủ đề pháp lý liên quan tới LGBT. Bạn cũng có thể tham gia và chia sẻ những mong muốn, ý kiến, đóng góp của mình tại đây; hơn nữa, bạn cũng có thể đóng góp, hỗ trợ những ý tưởng, công sức của mình để cộng đồng hỗ trợ các vấn đề quyền của LGBT ngày càng lớn mạnh.

Chú thích: (*) trích trong “Quyền của tôi”, ISEE, ICS, 5/2016

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com