0904030189

Rối loạn hành vi ở trẻ và những tác hại

Rối loạn hành vi ở trẻ và những tác hại

Rối loạn hành vi là một rối loạn nghiêm trọng về hành vi và cảm xúc có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một đứa trẻ mắc chứng rối loạn này có thể hiển thị một xu hướng hành vi gây rối và bạo lực và gặp vấn đề với nhiều quy tắc đạo đức, xã hội.



Không có gì lạ khi trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề liên quan đến hành vi tại một số thời điểm trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, hành vi được coi là rối loạn khi nó tồn tại lâu dài và  gây hại cũng như vi phạm quyền lợi của người khác, đi ngược lại các quy tắc hành vi được chấp nhận và phá vỡ cuộc sống hàng ngày. Một số hậu quả của hành vi rối loạn là khá nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến pháp luật. Các hậu quả tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Hành vi bạo lực, gây thương tích đến người khác hoặc động vật

Trẻ em mắc mắc rối loạn hành vi thường rất dễ mất kiểm soát, tính tình nóng nảy, thích dùng bạo lực. Trẻ có xu hướng, hành vi đi bóc lột, hành hạ trẻ em khác hay các loại động vật yếu thế như vật nuôi, dùng các loại vũ khí nguy hiểm đến đe dọa, cướp bóc, đe dọa về tinh thần hay thậm chí cưỡng bức về mặt tình dục. Trẻ hành sự một cách cô độc và có xu hướng báo thù. Đa phần hành vi trên đều là hành vi có hại cho xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến gia đình nạn nhận, trẻ rất dễ dính vào lưới pháp luật ngay từ khi đang còn ở trên ghế nhà trường. 

Ngoài ra, đôi khi trẻ có những hành vi bạo hành chính cả bản thân mình. Trẻ cấu, cắn các bộ phận trên thân minh, hay các hành vi dùng dao lam cứa cắt tay, chảy máu,….

Hành vi phá hoại

Các hành vi phá hoại của trẻ rất dễ xảy ra, đặc biệt là các hành vi sử dụng lửa để thiêu đốt, cố tình phá hoại tài sản của cá nhân, cộng đồng. Khi các hành vi này xảy ra, càng kích thích tính hung hăng của trẻ nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ thường không quan tâm hậu quả mà mình gây ra nên vấn đề thường là khá nghiêm trọng.

Lừa đảo, trộm cắp

Trẻ có thể có hành vi trộm cắp, đột nhập vào nhà người khác để lấy tài sản, hoặc tụ tập thành nhóm để có thể cướp bóc người khác. Trẻ hay nói dối, giả mạo, lừa gạt người khác để mang lại lợi ích cho bản thân. 

Vi phạm các quy tắc

Trẻ có thể thức khuya mà không được cho phép, có hành vi bỏ nhà ra đi, điều này rất dễ xảy ra việc bị lạm dụng tình dục hoặc khiến cho trẻ có nguy cơ dính vào các tệ nạn xã hội cao hơn. Trẻ thường xuyên bỏ học, không quan tâm đến thành tích học tập. Có xu hướng dính vào rượu bia, ma túy, … hay các tệ nạn xã hội khác.

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Có xu hướng tự sát

Ngoài làm hại người khác và bản thân mình, trẻ còn có hành vi kết thúc là tự sát. 

Kết quả học tập kém

Rối loạn hành vi rất ảnh hưởng đến kết quả học tập, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập như các kĩ năng đọc, suy luận, sự thấu cảm trong cảm xúc cũng như sự tập trung trong giờ học. 

Có vấn đề về sức khỏe tâm thần, rối loạn nhân cách

Sự rối loạn hành vi kéo dài có thể khiến cho người mắc chứng gặp các vấn đề về nhân cách, trở nên bạo lực khó kiểm soát và dễ phạm tội. Đôi khi có xu hướng phiền muộn, lo ấu quá mắc cũng như các biểu hiện của trầm cảm.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị phụ thuộc vào thuốc an thần để có thể điều chỉnh lại cảm xúc, hành vi của bản

Trẻ mắc chứng rối loạn hành vi thường không có khả năng đánh giá cao về hành vi của chúng, hay bộc lộ sự tức giận, xu hướng làm tổn thương người khác kể cả tinh thần và thể chất. Trẻ ít có cảm xúc như hối lỗi, ân hận và thường đưa ra các biểu hiện chống đối đến người lớn.

Ở người trưởng thành, sự rối loạn hành vi này có thể kể tiền để  cho sự rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Những người mắc chứng rối loạn này rất khó thích nghi với các quy tắc, chuẩn mực xã hội và có xu hướng phạm pháp rất cao. Tỉ lệ những người mắc chứng này và khả năng ngồi tù cao hơn hẳn so với những chứng rối loạn khác.

Bài viết liên quan:

 

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Minh Đình

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com