Đứng giữa chữ hiếu chữ tình
Bất cứ người đàn ông nào cũng khó xử khi phải lựa chọn giữa bên là vợ và một bên là mẹ, nếu bắt họ phải đặt mẹ và vợ lên bàn cân xem bên tình bên hiếu bên nào nặng thì quả là một câu hỏi khó với họ. Nhưng trong cuộc sống hôn nhân gia đình rất khó tránh khỏi việc xảy ra xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu. Dưới đây là một số cách giúp đức ông có thể làm cầu nối giữa mẹ và vợ. Đứng giữa chữ hiếu chữ tình biết phải làm sao cho vừa.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bên hiếu bên tình bên nào nặng hơn
- Cách vượt qua sự ngăn cản của gia đình
Chia sẻ của An Nam
Bất cứ người đàn ông nào cũng khó xử khi phải lựa chọn giữa bên là vợ và một bên là mẹ, nếu bắt họ phải đặt mẹ và vợ lên bàn cân xem bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn thì quả thật là một câu hỏi khó với họ. Nhưng trong cuộc sống hôn nhân gia đình rất khó tránh khỏi việc xảy ra xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu. Dưới đây là một số cách giúp đức ông có thể làm cầu nối giữa mẹ và vợ.
1. Lắng nghe cả hai bên
Bất kể vấn đề gì bạn cũng cần lắng nghe từ hai phía chứ không nên đánh giá vấn đề một cách phiến diện một phía, cho dù vợ và mẹ đang có những mâu thuẫn lớn đến đâu thì họ cũng cần một ai đó để trút bầu tâm sự, người đó có thể lắng nghe họ nói. Việc bạn có thể lắng nghe vợ và mẹ bạn sẽ tìm ra được vấn đề của hai người phụ nữ bên cạnh mình đang có những rắc rối và mâu thuẫn gì, để từ đó bạn có thể có những lời khuyên với cả hai người. Tuy nhiên việc bạn lắng nghe chứ không phải khuyến khích họ kể lể những thói hư tật xấu của nhau bởi như vậy càng làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng hơn mà thôi.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
2. Đưa ra ý kiến trung lập
Bạn nên chú ý vấn đề ở đây bạn đang là người trung gian giải quyết vấn đề nên bạn tuyệt đối không đi tìm hiểu ai đúng ai sai nếu bạn càng đi tìm chân lý chỉ càng làm cho mọi chuyện trở nên phức tạp có khi lại đổ thêm dầu vào lửa. Bạn cần bình tĩnh và đưa ra những ý kiến trung lập tránh bênh vực bên nào và bạn tuyệt đối phải có những từ ngữ hết sức khéo léo để nói với hai người để tránh sự tổn thương hai tự ái, tránh dùng từ như “em quá đáng vừa thôi, mẹ chẳng độ lượng chút nào”.
3. Chờ thời điểm thích hợp để nói chuyện
Tốt nhất bạn không nên can thiệp trong khi hai người còn đang nổi cơn thịnh lộ hãy đợi khi họ đã bình tĩnh lại rồi bạn hạng có ý kiến tham gia riêng với từng người khi cả hai đã hiểu ra vấn đề rồi thì bạn mới nói chuyện giữa cả ba người, bạn cũng có thể thêm lời nói tốt về cả hai người để làm dịu bớt tình hình.
4. Hãy kiên nhẫn
Bạn đừng hy vọng rằng bạn chỉ cần mở miệng là vợ và mẹ bạn sẽ giải hoà được mâu thuẫn, bởi vì cái gì cũng cần có thời gian để nó có thể trở về đúng vị trí của nó được. Có những mâu thuẫn thường đã tích tụ lâu ngày nay nó có cơ hội bùng phát thì cũng cần thời gian đẻ giải quyết vấn đề ở đây không phải một sớm một chiều được.
Bài viết liên quan: