Cách dạy con trai tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì được xem là cột mốc khủng hoảng thứ hai trong cuộc đời con người. Đây được coi là sự khủng hoảng dữ dội nhất. Đối với con trai tuổi dậy thì cũng gặp phải nhiều vấn đề hơn và sự định hướng đúng đắn là điều cần thiết. Đối với các bậc cha mẹ có con trai ở lứa tuổi dậy thì thì biết cách dạy con ở lứa tuổi này là điều quan trọng. Đây là giai đoạn ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự hình thành, phát triển tính cách, nhân cách sau này.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Phương pháp dạy con ở tuổi dậy thì
- Tâm sự thầm kín tuổi dậy thì
Các bậc cha mẹ thường thấy đến tuổi dậy thì con sẽ trở nên ương bướng, khó bảo hơn. Đơn giản chỉ vì con muốn chứng tỏ bản thân mình không còn phải là đứa trẻ và muốn thể hiện những quan điểm cá nhân của mình. Đặc biệt là những bé trai, sẽ tỏ ra mình là người lớn, trong suy nghĩ và hành vi có nhiều thay đổi. Từ những thay đổi về mặt thể chất, sinh lý sẽ kéo theo những thay đổi về mặt tâm lý. Con có nhiều biểu hiện cha mẹ thậm chí còn bất ngờ. Dõi theo con và dạy bảo con những điều cần thiết ở lứa tuổi 15 là điều cha mẹ đều mong muốn bản thân làm được điều đó. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ phần nào nắm bắt được tâm lý của con mình và có được phương pháp giáo dục phù hợp.
Cha mẹ nên chia sẻ với con về ý thức trách nhiệm của bản thân. Trách nhiệm không đơn giản là hoàn thành một công việc nào đó mà phải hoàn thành một cách tốt nhất. Con cần nhận thức được những việc làm của bản thân mình. Ý thức tự phục vụ bản thân, hoàn thành việc học tập và những việc cá nhân của mình. Nhiều bậc cha mẹ có suy nghĩ là con trai không cần làm việc nhà. Đây là một quan điểm sai lầm, con cần phải biết dọn dẹp gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng học tập, bàn học cũng như thu xếp quần áo của bản thân mình. Hãy để con được tham gia làm những công việc đó để con có ý thức tự giác hơn trong cuộc sống. Mỗi việc làm của con đều cần có sự động viên, khích lệ từ phía cha mẹ để con cảm thấy vui vẻ, phấn chấn tinh thần và có sự cố gắng nhiều hơn.
Bước vào tuổi dậy thì, con sẽ có những tò mò, khám phá về cơ thể và thậm chí là bạn bè khác giới. Vì thế, cha mẹ cần nhẹ nhàng, khéo léo nói chuyện với con và trang bị những kiến thức sinh lý cần thiết. Nhiều bậc cha mẹ có suy nghĩ ngại chia sẻ những vấn đề về giới tính với con khiến con tự mình tìm hiểu dẫn đến những điều không hay. Ở lứa tuổi này, cha mẹ cũng có thể bắt gặp con xem những trang web có nội dung “đen”. Lúc đó, cha mẹ hãy hết sức bình tĩnh tìm hiểu mọi vấn đề, trò chuyện cởi mở, khéo léo với con để con hiểu được bản thân mình nên và không nên làm gì. Điều cần lưu ý là cha mẹ không nên có thái độ quát mắng, đánh đập, lăng mạ hay nói những lời lẽ không hay đối với con. Cách làm đó sẽ chỉ khiến con cảm thấy xấu hổ, tự ti, thu mình và sống khép kín hơn. Mặt khác hành vi đó không được chấm dứt mà con còn lén lút xem và có những biểu hiện tiêu cực khác. Lúc này, cha mẹ thực sự phải trở thành người bạn đáng tin cậy của con để cùng nhau giãi bày những tâm sự, chuyện thầm kín trong lòng giúp con vượt qua khó khăn ở tuổi dậy thì.
Giữa cha mẹ và con cái có khoảng cách về tuổi tác. Thêm vào đó là những quan niệm của cha mẹ cũng khác với con của mình. Ở độ tuổi này, con sẽ sẵn sàng tranh luận với cha mẹ để bảo vệ quan điểm của mình cũng như khẳng định bản thân. Cha mẹ không nên quát mắng con và cho rằng con làm vậy là cãi lời mà nên khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình. Như vậy con sẽ cảm nhận được sự khích lệ, ủng hộ từ phía cha mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng sẽ lắng nghe những lời con nói, có sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc. Đây là cách khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xích lại gần nhau hơn. Cha mẹ tạo được lòng tin, sự an toàn đối với con cái của mình là điều nên làm. Như thế cha mẹ cũng bước được vào thế giới riêng của con, hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của con mình.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Bước vào lứa tuổi này con thường muốn khẳng định “cái tôi” cá nhân của mình nên sẽ phá bỏ những quy tắc mà cha mẹ đặt ra. Nhiều cha mẹ không thể chấp nhận được điều này và cho rằng con như thế là hư, có thái độ hỗn láo với cha mẹ nên không tiếc những lời mắng nhiếc, chửi vả. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái xấu đi, có sự căng thẳng. Thậm chí con còn thể hiện thái độ chống đối lại cha mẹ. Lúc này cha mẹ cảm thấy bất lực không dạy bảo được con, nói thế nào con cũng không nghe lời. Vì thế cha mẹ nên công bằng trong cách đối xử với con, không nên áp đặt quan điểm của mình cho con. Thay bằng việc giám sát con cha mẹ nên định hướng cho con để con biết bản thân nên làm gì cho đúng, tránh con bị bạn bè lôi kéo có những hành vi sai lầm.
Bài viết liên quan: