Tuổi 25 cũng được coi như một dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Con người đã có những va vấp nhất định với cuộc đời, nhưng lại chưa đủ cứng rắn để đương đầu với những chênh vênh trước mắt. Tuổi 25 đó, có những khi sôi nổi mạnh mẽ nhưng cũng có lúc muốn tìm một chỗ đậu an yên cho chính mình. Tuổi 25, có người thành công tột bậc nhưng cũng có người mới chập chững đi những bước đầu tiên trên con đường tìm kiếm ước mơ. Vậy khủng hoảng tuổi 25 do đâu mà có? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại đây nhé.
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý trẻ em
1. Các giai đoạn của khủng hoảng tuổi 25
- Giai đoạn 1: Cảm giác cuộc sống không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, mọi thứ đang tự động diễn ra theo cách mà bạn không đủ khả năng thể điều khiển được nó. Bạn có thể cảm thấy bế tắc và không hiểu tại sao mình lại ở đây, lúc này.
- Giai đoạn 2: Luôn luôn “đi trốn” đến một nơi thật khác, tìm cách thay đổi cuộc sống hiện tại.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu khám phá thế giới, bản thân và tìm thấy “chính mình”. Bạn có thể đột nhiên quyết định thay đổi hoặc từ bỏ sự ổn định hiện có để bắt đầu một cuộc hành trình mới.
- Giai đoạn 4: Sắp xếp lại cuộc sống theo cách bạn muốn, thiết lập lại nó theo cách hoàn toàn mới.
- Giai đoạn 5: Phát triển theo cách cơ bản nhất để hiểu và thể hiện giá trị của bản thân, sự lựa chọn của bạn. Thiết lập những cam kết mới cho mục tiêu bạn thật sự muốn.
Xem thêm: Cách vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi 20
2. Vậy làm thế nào để vượt qua cuộc khủng hoảng này?
Nhìn lại quá khứ
Hãy xem lại những khoảnh khắc quá khứ có ý nghĩa và truyền cảm hứng sống cho bạn. Nhìn lại những thất bại, thành công trong quá khứ có thể giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn cho tương lai. Khi có thể diễn đạt lại những khoảnh khắc định hình cuộc đời bạn trong quá khứ, bạn sẽ nhận ra mình là ai và cần làm gì để đột phá.
Bắt đầu một dự án truyền cảm hứng
Jenny Blake, đồng tác giả của chương trình Phát triển nghề nghiệp của Google khuyên bạn: “Nếu cảm thấy thất vọng và không chắc chắn mình nên làm gì với cuộc sống, hãy tạm ngừng cố gắng tìm kiếm điều bạn đam mê. Áp lực phải xác định được mục tiêu có khi sẽ dập tắt và gây ra nhiều phiền phức không cần thiết hơn. Tôi khuyên mọi người nên thực hiện một dự án ngắn hạn với một mục đích rõ ràng”. Khi toàn tâm thực hiện một dự án cộng đồng, công việc sẽ cho bạn nguồn cảm hứng mới, kỹ năng mới và cho bạn một cách mới để khám phá bản thân.
Tập trung vào các mối quan hệ lành mạnh và nuôi dưỡng sở thích cá nhân
Hãy viết ra công thức hạnh phúc lý tưởng của riêng bạn:
Hạnh phúc = Gặp gỡ bạn bè mỗi tuần 1 lần + Tập thể dục 2 lần mỗi tuần + Đi ngủ trước 22 giờ + Dành 10 phút mỗi ngày cho sở thích riêng.
Đó là cách giúp bạn cân bằng giữa cuộc sống và công việc tốt hơn. Khi đó, bạn sẽ xác định được mục tiêu của cuộc đời mình là gì, bản thân cần làm gì để không còn lạc lối.
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi 30
Tiếp cận với những người làm việc bạn thích
“Nếu bạn không ngần ngại, bạn có thể đi sau những người đã đạt được thành công mà bạn muốn”, CEO Peter Roper của Google khuyên. Tiếp xúc với những người thành công là cách nhanh nhất để học hỏi từ họ. Hãy tìm kiếm cơ hội cho chính bạn bằng cách gửi hồ sơ, email bày tỏ khả năng và nguyện vọng học hỏi, làm việc của bản thân tới công ty mà bạn muốn. Có thể, nhiều công ty sẽ không phản hồi, nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn khi chỉ “đứng yên”.
Dù thế nào, tuổi 25 vẫn phải trải qua. Vậy thì, hãy vững tin, mạnh mẽ và mở rộng tâm hồn hơn nữa. Hãy mang những cuốn sách này như là một hành trang cuộc sống, một động lực hay lời động viên nho nhỏ cho chuyến hành trình của mình.
Chênh vênh 25 – Nguyễn Ngọc Thạch
Cầm trên tay cuốn Chênh vênh 25, có lẽ thật khó hình dung một tác giả có phần phát ngôn sắc bén trên mạng xã hội với một bản thể khác, sâu sắc và thấu hiểu hơn. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tận tâm và kinh nghiệm từng trải của mình, Nguyễn Ngọc Thạch đã vẽ lên bức tranh tuổi 25 đúng “chênh vênh”. Từ sự nghiệp, cuộc sống, ước mơ, trách nhiệm với gia đình… Tuổi 25 đó, bao nhiêu suy nghĩ chất chồng, bao nhiêu nặng nề mang trong tim, biết tỏ rõ cùng ai.
Bằng giọng văn hết sức dung dị, gần gũi nhưng tưởng như góp nhặt những nỗi chênh vênh của tuổi trẻ mà thêu dệt thành con chữ. Dù là đã qua hay đang tiến tới tuổi 25, cuốn sách vẫn xứng đáng để các bạn trẻ đọc một lần. Đọc để suy ngẫm về bản thân, để nhìn và dự định cho con đường phía trước của mình. Đọc để thấy rằng, nỗi chênh vênh đó chẳng phải gì quá to tát hay khổ sở nhưng là một bước cần thiết để trưởng thành.
Chỉ còn những mùa nhớ – Nhiều tác giả
Cuốn sách dành tặng cho ký ức của những mùa hè trong tim mỗi người. trước khi vào tuổi 25, người ta vẫn còn một thói quen nho nhỏ là lưu luyến đến quá khứ, dù tốt đẹp hay không. Rồi có đôi lúc chợt nuông chiều bản thân, để mình chìm đắm vào quá khứ ấy mãi chẳng thoát ra được. Đau khổ thì thất vọng, vui sướng thì lại thấy sợ hãi khi tiến về hiện tại. Nên nhớ, quá khứ là những gì ta chẳng thể thay đổi, nhưng là cất giữ trong tim và trân trọng mà thôi.
18 câu chuyện trong Chỉ còn những mùa nhớ cho bạn thấy rằng, mình từng đi qua những mùa hè đẹp đẽ thế nào, mình từng có những kỉ niệm quý giá biết bao. Và bất chợt mỉm cười, thì ra, hạnh phúc là những điều giản dị mà ta trải qua chứ không hẳn là những vật chất vô tri ta gặt hái được.
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên
Trước ngày em đến – Jojo Moyes
Câu chuyện và bộ phim đã gây sốt màn ảnh rộng trong năm 2016 của một chàng trai bị liệt và một cô gái ngây thơ, chất phác. Có thể nhiều người cho rằng, đây chẳng qua lại là một câu chuyện cổ tích được tô vẽ khác mà thôi. Thế nhưng, Trước ngày em đến sẽ khiến bạn suy ngẫm nhiều điều hơn.
Đó là trách nhiệm của một cô gái đối với gia đình, dù không tài giỏi nhưng vẫn kiên quyết đi làm để giúp đỡ cha mẹ trang trải. Đó là dù hoàn cảnh có tồi tệ thế nào, thì phải luôn lạc quan yêu đời theo cách của riêng mình. Dù người khác có nhìn mình bằng đôi mắt quái dị, nên nhớ hãy là chính bản thân mình. Tình yêu thật sự, đó là thứ đến vào lúc chúng ta không ngờ nhất. Sẽ có những giây phút tuyệt vọng, được một ai đó thắp lên bằng cả niềm tin và sự chân thành. Và rồi, mỗi người có quyền lựa chọn quyết định cuộc sống của bản thân, nhưng hãy nhớ, về sự đau buồn của những người thân yêu.
Khủng hoảng tuổi 25 là điều mà ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc đời. Nhưng đừng vì thế mà chùn chân sợ hãi, bởi có thử thách thì mới gặt hái được những thành công nhất định, mới trưởng thành và tự đứng trên đôi chân của chính mình. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan: