Tại sao trẻ trở nên bướng bỉnh khi dậy thì
Bước vào tuổi dậy thì, phần lớn mọi người đều có những rắc rối riêng của bản thân mình. Tuy nhiên, mặc dù ai cũng có trải qua giai đoạn dậy thì thất thường này nhưng đến khi điều này xảy đến với con cái của mình nhiều người lại có cảm giác tức giận, khó chịu với những biểu hiện của con. Vậy tai sao khi đến tuổi dậy thì con người lại trở nên bướng bỉnh, khó dạy?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Em trai trở nên bướng bỉnh khi đến tuổi dậy thì
- Bố mẹ nên làm gì khi con ngang bướng?
Mỗi sự thay đổi của con người đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó, không thể thông thường mà một người lại có sự thay đổi nếu không có sự tác động từ bên ngoài. Và tại sao, một đứa trẻ ngoan hiền lại bỗng dưng xuất hiện nhiều sự thay đổi trong giai đoạn dậy thì, trở nên một cách bướng bỉnh khó dạy. Theo sự phân tích cơ bản, có thể chia thành 2 nguyên nhân sau:
1. Sự thay đổi về yếu tố sinh học.
Đặc điểm sinh học luôn có những đặc điểm riêng rất dễ thay đổi đến tâm tính của một người. Điều này có thể kể đến đến việc thay đổi các hoocmon trong cơ thể trở nên mất cân bằng cũng như khả năng phát triển mạnh mẽ của cơ thể khiến sự lưu thông của máu lên bộ não, việc cơ thể có những thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn này dễ khiến cho trẻ bắt đầu thay đổi tâm trạng. Tính cách trở nên bất thường, khó bảo.
Cũng giống việc tiết tố estrogen và progesteron thay đổi trong kỳ kinh nguyệt của nữ, nhiều người phụ nữ khi đến kỳ cũng trở nên dễ cáu gắt hơn so với bình thường.
2. Sự thay đổi về yếu tố tâm lý.
Mâu thuẫn giữa nhu cầu độc lập và nhận thức của cha mẹ.
Đến tuổi dậy thì, đây là lúc trẻ muốn được sự công nhận từ mọi người, được mọi người đối đãi như một cá nhân độc lập. Trẻ luôn muốn tỏ ra là một người chín chắn, đủ năng lực giải quyết các vấn đề nhưng lại rất nhạy cảm, dễ tự ái và có những thái độ thái quá trong việc cha mẹ hoặc người thân can thiệp vào cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ lại không hiểu điều này hoặc là có thể phản ứng bất ngờ về điều này dẫn đến các biện pháp không đúng đắn. Lâu nay, trẻ luôn dễ bảo, nghe lời bỗng dưng nay có biểu hiện khác thường làm cha mẹ rất lo lắng, điều này có thể dễ hiệu. Trẻ trở nên bướng bỉnh chủ yếu là do mâu thuẫn giữa cha mẹ với nhu cầu được độc lập với sự đối xử của cha mẹ.
Trên thực tế, những mâu thuẫn này đa phần là không có quá mức gay gắt ở đa số gia đình như mọi người hay nghĩ. Thông thường qua một thời gian nhất định trẻ có thể đủ nhận thức để có sửa đổi tâm tính và vượt qua một cách thuận lợi để có thể trưởng thành.
Ngoài ra, có nhiều bậc phụ huynh luôn có thói quen là lo lắng, bao bọc con cái quá mức. Khi con đã vào tuổi dậy thì, trẻ có đủ khả năng và mong muốn để có thể làm một số hoạt động như tự đi đến trường thay vì cha mẹ đưa đón, chọn lựa môn học mình yêu thích, tham gia các hoạt động ngoại khóa… nhưng mà cha mẹ lại có những cách làm khác mà cha mẹ nghĩ là điều tốt nhất cho con. Nhưng điều này có thể là rất sai và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chống đối, bướng bỉnh của con cái. Không phải người con nào cũng tự hào với bạn bè khi có một người mẹ luôn đưa con và đứng đợi ở trước cổng trường, với một số đứa trẻ, điều này có thể là một hành vi rất mất mặt. Khi trẻ rất có mong muốn được làm một điều gì đó một cách độc lập, trẻ muốn được công nhận là một cá nhân độc lập đủ, nhưng cha mẹ lại không đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Trẻ sẽ trở nên bất mãn, xuất hiện các hành vi chống đối với cha mẹ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng xuất hiện chống đối, nhưng cũng không phải là mặt tích cực gì vì sau này, trẻ rất dễ bị lệ thuộc vào cha mẹ hoặc người khác, khả năng độc lập giải quyết vấn đề của trẻ sẽ trở nên khó khăn. Và khi đó cha mẹ lại trách móc chúng vì không thể tự làm được điều gì.
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Trẻ ở độ tuổi này rất cần những người có thể thấu hiểu được cảm xúc của chúng, và những người này thông thường là bạn bè cùng trang lứa. Trẻ rất có nhu cầu tham gia vào các nhóm bạn khác có chung sở thích với mình. Ở đây trẻ cảm thấy được đảm bảo về địa vị của bản thân, được công nhận là một cá nhân độc lập và dễ dàng được thấu cảm. Nhưng không phải nhóm bạn nào cũng luôn là những người bạn tốt. Đặc biệt nguy hiểm nhất là việc bị lạm dụng tình dục, trẻ rất dễ bị dụ dỗ, hay có lối sống buông thả, mà đa phần những đứa trẻ này đa phần luôn không cảm thấy được sự công nhận, hay tình cảm trong gia đình. Cha mẹ luôn trách móc, phê bình mà không bao giờ đưa ra một lời động viên nào, cũng như việc hay sai khiến trẻ làm này làm kia khiến trẻ rất dễ bất mãn. Mà biểu hiện của sự bất mãn chính là trẻ sẽ có hành vi chống đối, bướng bỉnh, thích làm ngược lại với những điều mà cha mẹ mong muốn.
Vì vậy, cha mẹ luôn luôn cần bĩnh tĩnh trong việc đối xử với con cái. Cần luôn lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của con để con có thể cảm thấy mình luôn được tôn trọng nhưng cũng cảm thấy được tình yêu từ cha mẹ của mình. Hơn hết, nếu trẻ có những người bạn tốt, đây cũng là một điều rất thuận lợi cho trẻ trong việc phát triển nhân cách, khả năng giao tiếp cũng như cách hoạt động nhóm, hãy quan tâm đến cả những người bạn của con để có thể đưa ra những lời khuyên hợp lý. Trẻ không bao giờ có thể đơn độc mà trở nên bướng bỉnh, khó chịu nếu không có các yếu tố bên ngoài tác động vào.
Bài viết liên quan: