Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bạo lực học đường
Bạo lực học đường là một vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng này càng ngày càng phổ biến, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của các em học sinh mà còn là vấn đề đáng quan tâm của xã hội.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Ứng xử với con riêng của chồng
- Cân nhắc trong tình yêu
Chuyên gia tham vấn tâm lý:
Các bậc phụ huynh chắc hẳn rất quan tâm và cần phải có sự hiểu biết về những yêu tố dẫn đến nạn bạo lực học đường, nơi sinh hoạt của con cái họ. Điều có giúp cha mẹ có thể quản lý cũng như có cách giải quyết đúng đắn những hành vi bạo lực đó đã và đang diễn ra.
1. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Chúng ta luôn mặc định bạo lực học đường là chỉ có ở học sinh với học sinh. Nhưng trên thực tế, nó còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường
– Yếu tố sinh lý
Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 18 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét. Ở độ tuổi này, các em không chỉ có sự thay đổi về sinh lý mà tâm lý cũng có nhiều rối loạn. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên.
– Yếu tố tâm lý
Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, học tập, giới tính, …các em dễ dàng có cảm giác hài lòng với chính mình. Các em cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người tôn trọng, nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kì cũng như tò mò của mình,…
Khi gặp phải những ảnh hưởng không tốt, các em dễ rơi vào những trạng thái tiêu cực. Từ đó dễ nảy sinh những hành động quá khích để chứng tỏ cái tôi cá nhân của bản thân mình.
– Rối loạn tuổi dậy thì
Do thời kì thanh thiếu niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực. Thời kì thanh niên là giai đoạn phát triển chuyển tiếp giữa tuổi nhi đồng lên tuổi trưởng thành, sự phát triển của thời kì này vô cùng phức tạp và mâu thuẫn, nó còn đuợc gọi là “thời kì tiềm ẩn nhiều nguy cơ”.
Lúc đó những mâu thuẫn về nhu cầu của bản thân và thực tế khách quan ngày càng trở nên phức tạp. Sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh lí, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, Đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bạo lực trong nhà trường của thanh thiếu niên.
Bên cạnh đó, còn có một bộ phận học sinh có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật; học sinh có sử dụng các chất kích thích; học sinh có những vấn đề về tâm lý như hiếu động, giảm tập trung chú ý, lo âu, trầm cảm,…học sinh tham gia vào các hiệp hội, băng nhóm bạo lực hoặc có liên quan đến các đường dây bạo lực…
– Ảnh hưởng từ gia đình
Gia đình là nơi con người sinh ra và trưởng thành. Gia đình có ảnh hưởng lớn trong quá trình trưởng thành của một cá nhân. Ở mỗi em có một sự phát triển khác nhau và cũng tùy vào sự tác động từ môi trường khác nhau. Việc đó rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở trẻ.
Bởi vậy, bạo lực học đường và những ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau, những ảnh hưởng từ phía gia đình góp phần hình thành hành vi bạo lực học đường được thể hiện ở một số yếu tố sau :
+ Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình.
+ Môi trường gia đình.
+ Nhân cách, đạo đức của cha mẹ.
+ Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình.
– Vai trò quản lý của nhà trường
Sự quản lý không tốt trong trường học cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Khi nhà trường, thầy cô thiếu nghiêm khắc với học sinh, xem nhẹ kỉ luật, sẽ dẫn đến xuất hiện tràn lan những hiện tượng như quay cóp trong thi cử, học sinh yêu sớm, hút thuốc, uống rượu, những thành phần không tốt trong xã hội cũng dễ dàng chà trộn vào môi trường học đường, thậm chí có thể tồn tại cả những văn hóa phẩm đồi trụy trong trường học.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Từ đó mối quan hệ giữa thầy và trò, giáo viên và phụ huynh vốn đã lỏng lẽo sẽ càng xa cách hơn. Khái niệm “trường học an toàn” hay “văn hóa nhà trường” gần đây được các nhà giáo dục quan tâm bởi vì thực tế trường học đang mất đi sự an toàn cho cả người dạy và người học, văn hóa truyền thống có phần bị xem nhẹ.
Khi đứng trước những học sinh vi phạm kỷ luật trường học nếu nhà trường bỏ qua xử lý không phù hợp sẽ là “ngòi nổ” cho một loạt những hành vi bạo lực tiếp theo của học sinh.
– Giáo dục luật pháp chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng mềm
Nhà trường không chỉ là nơi cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa, mà còn là nơi bồi dưỡng nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chính vì thề mà trong những năm gần đây nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống và hỗ trợ tâm lý học đường đã được lồng ghép với các nội dung giáo dục trong nhà trường.
Nếu việc thực hiện giáo dục các nội dung này vẫn còn mang tính “khẩu hiệu”, việc đánh giá chất lượng thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, và hỗ trợ tâm lý trong nhà trường còn mang tính hình thức. Và một khi những nội dung giáo dục này không được thực hiện có hiệu quả thì việc kiểm soát và phòng ngừa hành vi bạo học đường sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Bạo lực học đường vì thế mà vẫn diễn ra, gia đình, nhà trường và xã hội vẫn ngày ngày được gọi tên nhưng người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại chính là học sinh là thế hệ trẻ của đất nước.
– Ảnh hưởng từ xã hội
Con người sinh ra và lớn lên trong xã hội loài người. Sự trưởng thành của con người không thể tách khỏi xã hội. Chính vì thế mà những mặt tích cực hay tiêu cực trong xã hội cũng đều ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bên cạnh gia đình, nhà trường thì các em còn chịu sự tác động từ những yếu tố bên ngoài xã hội. Các em còn ở độ tuổi khá nhỏ để có thể thích ứng với những tồn tại không mấy lành mạnh trong xã hội hiện nay. Nó dẫn đến những sai lệch về thế giới quan, nhân sinh quan và những quan niệm về giá trị đạo đức của các em. Các em khó phân biệt được đúng sai, không thấy được những việc làm gây xấu có thể gây ra hậu quả, mà ngược lại đó lại là điều đáng tự hào cho chiến thắng thỏa mãn cái tôi.
Những tác động từ xã hội nó làm ảnh hưởng đến các em khá lớn, có những đối tượng sẵn sàng sống với những giá trị mà các em coi là “quan trọng” hơn cả mà bỏ qua cả gia đình và trường học. Bên cạnh đó những yếu tố văn hóa đang hỗn loạn và chưa có sự kiểm soát triệt để như ngày nay, thì phim ảnh, báo đài, mạng internet, truyện, sách,…vô tình đã trở thành cầu nối gián tiếp giữa học sinh với những hành vi bạo lực.
Bài viết liên quan: