11 cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Theo số liệu thống kê có khoảng 80% những người mới làm mẹ đều trải nghiệm sự thay đổi tính nết nghiêm trọng sau sinh, được biết đến là hội chứng “baby blues” và có khoảng 10% bị bệnh trầm cảm sau khi sinh ở thể nặng trong năm đầu.
Triệu chứng thường thấy là buồn rầu, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, căng thẳng, hay cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, chán ăn, cảm thấy bản thân kém cỏi…Với tình trạng trầm cảm nặng, những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện và thường liên quan đến bạo lực với trẻ hoặc có ý định tự tử. Vậy cần làm gì để có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn ra? Tư vấn An Nam xin gửi đến bạn đọc 11 cách để ứng phó với chứng trầm cảm sau sinh:
Xem thêm tại: Mẹ trầm cảm sau sinh: Cách nhận biết và phòng ngừa
1.Tự điều chỉnh cân bằng cuộc sống của bản thân
Trầm cảm sau sinh có thể đến nếu như bản thân người mẹ gặp áp lực và căng thẳng trong thời gian dài. Bởi vậy, người mẹ phải biết tự điều chỉnh và cân bằng cuộc sống của mình. Theo rất nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có mối liên kết con cái tốt, trầm tĩnh thường giúp trẻ phát triển tốt hơn. Những bà mẹ sinh con lần đầu nên dành mỗi ngày 15 phút để tĩnh tâm, thư giãn, tập dưỡng sinh…nhằm giảm stress và tạo cho mình cảm giác thoải mái, không gian yên tĩnh.
2.Tranh thủ ngủ khi con ngủ
Theo nghiên cứu của TS. Michael O’Hara, Trường ĐH Iowa, những bà mẹ mới sinh con tranh thủ ngủ đề bù lại những lúc thức trông con sẽ ít bị trầm cảm hơn. Để làm được điều này người mẹ không nên ngần ngại nhờ chồng, anh chị em, bố mẹ giúp đỡ, chăm sóc, giặt giũ, làm công việc nội trợ và thậm chí có thể thuê người giúp việc để bản thân có thời gian nghỉ ngơi. Trong trường hơp không thể nhờ cậy được người thân hoặc không đủ khả năng chi trả nếu thuê giúp việc, hãy tranh thủ lúc con ngủ để chợp mắt 1 chút. Một trong những tiêu chí quan trọng giúp các bà mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh là ăn ngủ tốt.
Xem thêm tại: Tại sao thời kì mang thai và sinh con dễ bị trầm cảm
3. Hãy nghĩ sinh con và chăm sóc con là một công việc
Tiến sĩ Rosenthal chia sẻ: “Tôi thường nói với các cặp đôi rằng làm cha mẹ cũng là một công việc, nhưng không phải dạng công việc 9 tiếng hay 5 tiếng, mà là việc 24 tiếng/ngày”. Bởi vậy cần nhận thức đúng đắn để chuẩn bị hành trang trước khi thực hiện công việc mới này. Sinh con và nuôi dưỡng con là bổn phận, là nghĩa vụ cao quý của người phụ nữ vì vậy đây là công việc quan trọng trong cả cuộc đời. Không nên coi đây là gánh nặng, làm xong càng sớm càng tốt.
4. Dành thời gian luyện tập
Những người phụ nữ duy trì cuộc sống hoạt động, năng luyện tập trước khi và sau khi sinh không những sinh ra những đứa con khỏe mạnh mà bản thân người phụ nữ cũng khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần. Cách luyện tập rất đa dạng như đi bộ, thưởng thức không khí trong lành, ngồi thiền, làm những công việc nhẹ nhàng phù hợp với bản thân.
5. Tham gia các lớp học tiền sản
Những lớp học này sẽ giúp cho các bà mẹ thu lượm được những thông tin bổ ích và giúp cho các bà mẹ tương lai có điều kiện giao tiếp, giảm bớt nỗi lo lắng không đáng có. Hoặc trao đổi những thông tin cần thiết với những người mẹ, người chị để áp dụng cho bản thân những kinh nghiệm quý báu của những người đi trước.
6. Hãy tìm cho mình một nới để gửi gắm tâm tư
Trong thời gian mang thai cũng như sau khi sinh, người mẹ có thể gắn kết với bạn thân, hoặc người thân của mình, chia sẻ những buồn vui, bộn bề trong cuộc sống. Sự san sẻ này sẽ phần nào giảm thiểu những mệt mỏi và căng thẳng.
7. Đừng kỳ vọng mình là một bà mẹ hoàn hảo
Trên đời này không ai là hoàn hảo, làm mẹ cũng có những lúc quên cái này cái kia. Đừng nên kỳ vọng quá nhiều khi cuộc sống còn quá nhiều điều không thể hoàn hảo. Rất nhiều bà mẹ lo lắng và suy nghĩ vì những điều không nên nghĩ. Chẳng hạn hy vọng nhà cửa gọn gàng, con cái sinh ra được hoàn hảo hay cảm giác tội lỗi, cho rằng bản thân là một người mẹ không tốt khi vô tình ngủ quên không mặc bỉm cho con sau khi thức dậy tháo bỉm ra….
Xem thêm tại: TRẦM CẢM SAU SINH – Nguyên nhân và hệ lụy
8. Tham gia các nhóm bà mẹ mới sinh con
Thiếu giao tiếp với xã hội chính là thứ nuôi dưỡng căn bệnh trầm cảm. Hãy tham gia vào các hội nhóm của các bà mẹ mới sinh con để hiểu rằng không chỉ riêng bản thân mình đang gặp phải những áp lực và sự thay đổi khi sinh con. Có thể chia sẻ và thấu hiểu sẽ giúp các bà mẹ giải tỏa tâm lý.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
9. Đối mặt với nỗi sợ hãi
Trước khi sinh con, hãy nói chuyện với chồng, với những người mà bản thân cảm thấy tin tưởng về những điều bạn lo lắng khi làm mẹ. Những việc làm này sẽ giúp cho người mẹ sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh.
10. Sống lạc quan
Quá trình mang thai dù có mệt mỏi nhưng nó là giai đoạn hạnh phúc nhất vì vậy người phụ nữ nên duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý.
11. Tự trấn an tinh thần, nhắn nhủ với bản thân rằng những điều tốt đẹp rồi sẽ tới
Hãy luôn nghĩ rằng, giai đoạn sơ sinh và những năm tháng đầu đời con bạn cần bạn nhất. Rồi sau này con sẽ lớn lên, bạn cũng sẽ trở lại với công việc. Những ngày tháng tươi đẹp vẫn đang chờ bạn phía trước.
Bài viết liên quan: