Bất lực vì giáo dục con tuổi vị thành niên
Gia đình tôi đang gặp vấn đề về giáo dục con tuổi vị thành niên. Rất mong nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia của trung tâm. Em trai tôi năm nay 14 tuổi, thường xuyên sử dụng điện thoại, ti vi, xem youtube… mức độ rất nhiều. Em có tính ỷ lại rất cao. Mỗi lần bị bố mẹ, anh chị nói góp ý, hoặc quát mắng thì đều tỏ thái độ bất mãn, hành động ngược lại. Tôi cảm tưởng em tôi không kiểm soát được cảm xúc, đã từng xông vào đánh lại người lớn, nói năng hỗn láo.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại văn phòng
- Những đặc điểm tâm lý tuổi vị thành niên
- Tâm lý của con tuổi vị thành niên diễn biến như thế nào?
Lời tâm sự
Gia đình tôi đang gặp vấn đề về giáo dục con tuổi vị thành niên. Rất mong nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia của trung tâm. Em trai tôi năm nay 14 tuổi, thường xuyên sử dụng điện thoại, ti vi, xem youtube… mức độ rất nhiều. Em có tính ỷ lại rất cao. Mỗi lần bị bố mẹ, anh chị nói góp ý, hoặc quát mắng thì đều tỏ thái độ bất mãn, hành động ngược lại. Tôi cảm tưởng em tôi không kiểm soát được cảm xúc, đã từng xông vào đánh lại người lớn, nói năng hỗn láo.
Tôi cho rằng em trai tôi phân biệt được đúng sai nhưng luôn hành động trái ngược với người khác nói, chọc tức mọi người. (Ví dụ: Ăn xong không dọn bát. Mẹ bảo dọn thì mang bát ra chậu đập vỡ rồi vào nằm ườn ra xem ti vi). Tôi nghĩ nguyên nhân là do được chiều chuộng, thích gì được đấy. Gia đình tôi đang rất bế tắc trong việc giáo dục cho em tôi. Rất mong nhận được sự tư vấn từ trung tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chuyên gia tham vấn tâm lý:
Bạn thân mến! cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những băn khoăn của mình với chuyên mục Tư vấn tâm lý, tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư Vấn An Nam.
Có lẽ bạn cũng biết được phần nào tâm lý của những đứa trẻ tuổi dậy thì, thường có xu hướng chống đối, thích làm theo ý mình, thích khẳng định bản thân. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận cách giáo dục của nên văn hoá gia đình giống như bạn chia sẻ.
Có lẽ các hành vi của em trai bạn đều khiến mọi người trong nhà không hài lòng, khi đứng trước những hành vi gây khó chịu, đa phần mọi người sẽ có xu hướng phạt, mang tính chất dập tắt hành vi, tuy nhiên không giải quyết được vấn đề mà càng làm cho sự chống đối của em trai bạn có xu hướng tăng nặng hơn.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Bạn thân mến, chúng tôi xin chia sẻ với bạn một chút về giáo dục hành vi cho trẻ. Thay vì chúng ta phạt bằng cách làm cho trẻ khó chịu và cảm giác ấm ức bằng sự quát mắng. Chúng ta có thể sử dụng cách tìm những điểm mạnh của trẻ để nhấn vào đó, còn những điểm không tốt chúng ta có thể phớt lờ hành vi đó. Mục đích của những hành vi khó chịu ở trẻ chính là nhằm chống đối, hoặc gây sự chú ý, hoặc nhằm tránh né tránh nhiệm. Nếu các cha mẹ càng chú tâm vào những hành vi chống đối của trẻ, sẽ càng khiến trẻ có xu hướng lặp lại các hành vì gây khó chịu.
Bên cạnh đó gia đình cần thiết lập một nội quy thống nhất về sinh hoạt trong gia đình và tất cả mọi người sẽ phải thực hiện đầu đuôi. Nếu không có sự thống nhất đứa trẻ cũng có thể dễ dàng phá bĩnh. Bên cạnh đó gia đình cũng cần có những khích lệ khi có hành vi phù hợp. Nếu cháu có các hành vi không phù hợp chúng ta có thể phạt khó chịu bằng cách cắt đi những thứ mà trẻ yêu thích ví dụ như giảm tiền tiêu vặt hàng ngày, giảm thời gian đi chơi. Thay vì dùng cách phạt như mắng, chửi, đánh, hay nói xấu với mọi người xung quanh. Một khi đã thực hiện thì tất cả các thành viên trong gia đình cần thống nhất với nhau về mặt hành vi, ngôn từ và kiên trì, nếu không thì sẽ không có tác dụng đối với trẻ. Đây là một quá trình cần thời gian, cần sự quyết tâm, không phải trong ngày một ngày hai. Cách giáo dục hành vi của trẻ là giáo dục thống nhất trong nền văn hoá gia đình và tác phong làm mẫu của tất cả các thành viên.
Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn của chúng tôi về cách giáo dục hành vi phù hợp cho trẻ. Các bạn có thể tham khảo thêm về chương trình “tập huấn kỹ năng làm cha mẹ” để có những cái nhìn rõ nét hơn về phương pháp này. Chúc bạn và gia đình sẽ có những cách để chia sẻ với em trai.
Chào bạn,
Bài viết liên quan: