Tự kỷ đang ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong giáo dục, đặc biệt bởi trong những năm gần đây, số ca chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng. Ở Việt Nam cứ 50 gia đình thì có 1 gia đình có trẻ tự kỷ và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm. Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng. Vậy cha mẹ cần làm gì khi con em mình bị tự kỉ? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những cách dạy trẻ bị tự kỉ tại đây nhé.
Xem thêm: Tư vấn cách dạy con hiệu quả
1. Dạy cho trẻ học cách nghe
- Sử dụng các dấu hiệu để gia tăng sự chú ý của trẻ, ví dụ chạm vào tai trẻ để “nghe” và chạm vào má để “nhìn”. Khi bạn bắt đầu nói với trẻ, hãy sử dụng tên trẻ và đợi đến khi bạn nghĩ là bạn đã đạt được sự chú ý lớn nhất từ trẻ và trẻ đã có khả năng hiểu được câu “Phú nghe đây!
- Khi làm việc hoặc chơi với trẻ, cố giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những điều làm giảm sự tập trung. Hãy nói hoặc hát một cách lặng lẽ bên cạnh trẻ trong khi làm các công việc hàng ngày của bạn, hãy sử dụng các bài hát quen thuộc và hàng ngày, hãy nói những điều có liên quan đến thời gian trong ngày (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) và những điều được nhắc đi nhắc lại hàng ngày.
- Giới thiệu cho trẻ một loạt các âm thanh của các tiếng động khác nhau và cường độ khác nhau. Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hãy hát với trẻ. Tạo ra các bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng các nhịp điệu quen thuộc, hãy khuyến khích trẻ phối hợp, nhảy hoặc lắc lư đúng nhịp của âm nhạc, hãy nhấc bổng trẻ lên và nhảy hoặc quay tròn trẻ.
- Hãy sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản rồi cố tạo ra sự tạm ngưng cho thời điểm thú vị nhất. Hãy kéo dài việc tạm ngưng để trẻ có thể có sự phản ứng.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ
2. Dạy cho trẻ cách nhìn – mặt đối mặt
- Tạo nên mối quan hệ với trẻ bằng mọi cách có thể, nên sử dụng cách nhìn, nghe, sờ mó. Khi bạn muốn trẻ nhìn bạn, hãy đứng trước tầm nhìn của trẻ mà nói: “Phú hãy nhìn mẹ!”
- Bạn có thể tạo sự giúp đỡ bằng việc sờ vào má trẻ và từ từ quay đầu trẻ về phía bạn, nếu trẻ nghe hãy gọi tên trẻ.
- Hãy khuyến khích trẻ nhận biết vẻ mặt, ngón chân, ngón tay, cả của bạn và của trẻ. Hãy chơi trò chơi và hát bài hát nhấn mạnh những bộ phận của cơ thể.
- Khi bạn thấy rằng trẻ quan tâm đến chiếc hoa tai hay chiếc vòng bạn đeo trên cổ, hãy sử dụng vật đó để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy di chuyển đầu của bạn từ từ để tạo ra sự giao tiếp bằng mắt nếu có thể.
- Hãy đội một cái mũ lạ thường hoặc đặt một cái gì đó ngộ nghĩnh lên đầu bạn, lấy chúng để trước mắt bạn sau đó nhìn về phía trẻ và mỉm cười.
- Thổi bọt xà phòng một cách nhẹ nhàng, khuyến khích trẻ nhìn bọt xà phòng bay nổi và vỡ ra. Cố gắng để bọt xà phòng bay thấp xuống dưới và bay qua mặt bạn, bạn có thể cố gắng hiểu được cách nhìn chằm chằm của trẻ khi bọt xà phòng bay qua.
- Nếu bạn thấy rằng trẻ đang nhìn cái gì đó, hãy nói với trẻ về cái đó và đưa vật đó vào tầm nhìn của trẻ khi bạn nói, nếu bạn thấy rằng trẻ nhìn bạn, hãy trả lời cùng với nụ cười thân thiện hoặc nói chuyện với trẻ, thay đổi một cách tự nhiên nhưng hãy cố gắng hiểu được cái nhìn của bé và lặp lại.
- Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt khi bạn chơi với trẻ, ngừng lại bất thình lình trong khi hy vọng rằng trẻ nhìn bạn, nếu trẻ làm như thế, bạn hãy xử sự như đó là dấu hiệu để kêu gọi, nếu có thể bạn hãy phát triển thành trò chơi quay người lại để nói chuyện. Nếu trẻ nhìn chằm chằm, hãy cố gắng đừng ngượng nghịu nhưng hãy quay lưng lại, chớp lấy cái nhìn của trẻ và sau đó nhìn đi chỗ khác, một lúc sau nhìn lại một cách tự nhiên. Hãy chơi trò đuổi bắt hoặc chơi trò chạy, dừng lại với câu nói: chuẩn bị, sẵn sàng; rồi ra hiệu “chạy”, khuyến khích trẻ nhìn bạn nếu bạn nhìn trẻ lúc trẻ chạy.
- Hãy vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách kiên quyết để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy lấy cái gì đó đằng sau bạn để chỉ cho trẻ hoặc xoè tay bạn ra để chỉ cho trẻ thấy cái bạn giấu trong tay
Xem thêm: Biểu hiện của trẻ tự kỷ
3. Thu hút sự chú ý của trẻ
- Hãy chỉ cho trẻ thấy những điều bạn thấy thích thú dù rằng bạn có thể nhận được rất ít phản ứng từ trẻ. Hãy chú ý đến trẻ và nhận xét với những điều mà trẻ đang làm.
- Hãy liên hệ điều mà bạn khen ngợi, chú ý và các dấu hiệu ảnh hưởng một cách trực tiếp với những việc trẻ đang làm. Làm cho sự hiện diện của bạn rõ ràng và lý thú hơn, hãy chọn và làm những điều mà bạn cho rằng trẻ có thể thấy thích thú. Hãy mang những việc bạn đang làm đến gần trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Chỉ cho trẻ những vật đặc biệt, nếu bạn có thể chạm vào chúng khi bạn và trẻ đang chơi ở ngoài, hãy cố gắng làm việc này thật đơn giản mỗi khi chỉ một vật, hãy nói một cách đơn giản về những điều mà bạn và trẻ đang nói tới. Hãy giúp trẻ hiểu ý nghĩa bằng các cử chỉ và hành động.
- Nếu trẻ đang đứng trước bạn với một món đồ chơi với các cử chỉ như muốn khoe hoặc đưa cho bạn thì hãy cầm lấy vật đó. Hãy thể hiện một sự thích thú và nói về vật trước khi trả lại cho trẻ, để trẻ thấy là bạn đang chia sẻ với trẻ.
- Rất tốt khi sử dụng các cuốn sách với các vật được giấu sau các nếp gấp, hãy cho trẻ thấy bạn rất thích cuốn sách. Hãy nói về những cái mà bạn tìm thấy và hỏi “Cái bì thư trốn ở đâu nhỉ ?” – Hãy cố gắng để trẻ chỉ tay hoặc có các hành động. Hãy cùng nhau nhìn các vật và nói “Đây là cái…”, bạn có thể bắt đầu việc này với việc nhẹ nhàng nắm tay trẻ hoặc ngược lại. Hãy giảm dần sự giúp đỡ hướng dẫn của bạn để trẻ tự làm sau đó.
- Khi trẻ đã thành thục hãy để cho trẻ chỉ cho cả người khác điều mà bạn và trẻ cùng làm. Nếu trẻ đã làm xong điều gì đó thì hãy động viên trẻ khoe điều đó với mọi người xung quanh.
- Hãy dạy trẻ cách khoe một vật với người khác. Nếu trẻ hiểu được mệnh lệnh đơn giản, hãy nói “Khoe với ba đi!”. Nếu trẻ cần sự giúp đỡ, hãy giúp trẻ, hướng dẫn tay của trẻ để chỉ các vật cho mọi người.
Xem thêm: Bạn có đang bị khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân
4. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh
- Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng các nhạc cụ, nếu trẻ không sẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ có cố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé.
- Hãy khuyến khích hoạt động của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trên đùi bạn và ngồi đối mặt với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt của bạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.
- Hãy khuyến khích trẻ tiếp thu và đối thoại, bắt đầu bằng cách bắt chước các âm thanh do trẻ tạo ra càng giống càng tốt. Làm việc này ngay cả khi trẻ đánh trống hoặc gõ bàn. Hãy dừng lại một chút để trẻ làm lại một lượt khác, cố gắng để tạo ra sự lần lượt, thỉnh thoảng hãy cố thử các âm thanh mới thí dụ vỗ tay, hay đánh trống với nhịp điệu khác và hãy quan sát xem trẻ có bắt chước bạn không.
5. Dạy trẻ hiểu các cử chỉ
- Hãy làm cùng một cử chỉ, hãy cố gắng nhấn mạnh trong cùng một tình huống nhiều lần. Ví dụ, hãy chắc chắn rằng bạn đã thu hút được sự chú ý của trẻ và sau đó đặt một chiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi xuống vào bữa ăn và nói “Con hãy ngồi xuống!” đồng thời với việc chỉ tay vào chiếc ghế.
- Khi trẻ có vẻ đã nghe theo mệnh lệnh vào bữa ăn, bắt đầu sử dụng chúng vào các thời gian khác nữa và vào các vị trí khác khi bạn muốn trẻ ngồi xuống. Hãy giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày. Ví dụ: “gật đầu” khi bạn nói “con lại đây”… Dần dần sử dụng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau và vị trí khác. Bạn phải dạy trẻ từng cử chỉ mới, từng lần một theo cách như trên.
- Hãy dùng tay của bạn để nhấn mạnh các vật bạn đang nói tới, ví dụ: to, bé, tròn… Hãy giúp trẻ tuân theo một sự chỉ trỏ bằng cách chỉ cho bé những vật mà bé đã sẵn sàng nhìn vào trong khi bạn nói về vật đó. Hãy chỉ một vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó và dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ. – Sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh xếp hình sắp tới phải được đặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Hãy sử dụng các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây”… trong khi tay bạn đang chỉ.
Chỉ có cha mẹ mới thương con vô điều kiện và chỉ có cha mẹ mới hiểu con cần gì và rèn giũa ra sao. Với 5 cách dạy trẻ tự kỉ ở trên, chúng tôi hi vọng sẽ giúp được các bậc cha mẹ tìm được cách tốt nhất để áp dụng với con mình. Chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan: