Đối phó với nạn bạo lực
Tôi đang sống với người chồng vũ phu. Hai vợ chồng tôi đã cưới nhau hơn 10 năm và có hai đứa con. Anh đi làm ở Hà Nội, tôi ở nhà làm nội trợ và chăm sóc các con. Tiền lương của anh 3 mẹ con chỉ được sử dụng 1.5 triệu/ tháng để trang trải cuộc sống hàng ngày. Mấy năm gần đây, anh thường xuyên đánh đập và đối xử tệ bạc đối với tôi. Tôi rất mệt mỏi và lo lắng mỗi lần anh về nhà. Không chỉ vậy, anh còn đánh chửi tôi trước mặt các con tôi. Và tôi đã từng nghĩ đến việc ly hôn, nhưng vì thương hai đứa nhỏ nên tôi chưa thể đưa ra được quyết định cho riêng mình.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách đối phó với nạn bạo lực gia đình
- Chia tay sẽ tốt cho cả hai
Lời tâm sự
“Tôi và anh lấy nhau được hơn 10 năm nay, có với nhau 2 mặt con rồi. Anh là chủ thầu công trình, còn tôi ở nhà nội trợ. Anh đi làm ở Hà Nội, tháng về 2 lần vào những ngày thứ 7 và chủ nhật.
Trước kia anh là một người rất yêu thương và chiều vợ con. Nhưng mấy năm gần đây anh trở thành một con người khác. Anh gia trưởng và bảo thủ, với anh vợ không có tiếng nói trong gia đình. Sau hai lần sinh nở tôi xấu đi nhiều. Người tôi càng ngày càng béo, da mặt bị xám không có cách nào có thể làm nó khá hơn được.
Một tháng lương của anh trung bình hơn 10 triệu, nhưng anh chỉ đưa tôi 1,5 triệu để trang trải cuộc sống của 3 mẹ con. Số tiền còn lại anh gửi hết vào ngân hàng và không cho tôi đụng vào. Các con tôi càng ngày càng lớn, nhu cầu học tập cũng như những cái khác càng nhiều, số tiền đó còn không đủ tiền học phí nói gì đến ăn uống, quần áo.
Tôi có đi chợ để kiếm thêm đồng ra đồng vào lo cho con, nhưng mỗi lần như vậy anh lại gọi điện về chửi mắng tôi. Anh bắt tôi phải ở nhà đưa đón con đi học. Học lực của con mà giảm sút anh lại đổ lỗi tại tôi, anh nói “Có mỗi việc dạy con mà cũng không biết làm”.
Càng ngày anh càng sử dụng bạo lực với tôi nhiều hơn. Mỗi lần anh về là mỗi lần tôi lo lắng cũng như sợ hãi. Dường như anh không xem tôi là con người nữa. Có lần anh đánh tôi, anh gọi hai đứa con vào và nói “chúng mày vào mà xem tao đánh mẹ chúng mày này”. Lúc đó, tôi thật sự rất đau khổ và thấy tủi nhục. Dù anh có đánh tôi bao nhiêu cũng được nhưng đừng bao giờ đối xử với hai đứa nhỏ như thế.
Nhiều lần tôi có nói chuyện với anh về việc này, anh gạt phăng đi và nói “mày không có quyền dạy tao”. Cứ như vậy, anh ngày càng quá đáng hơn. Khi ngồi ăn cơm, anh còn gắp xương trong mâm cho vào bát tôi và bảo “ăn đi chó”. Tôi không biết làm gì, hai hàng nước mắt tôi rơi xuống. Những đứa con tôi ngây thơ chẳng biết gì, vẫn hồn nhiên vô tư nhìn mẹ.
Con trai lớn rất sợ bố. Tôi để ý đôi lần nó chạy đi chơi về, nhìn vào nhà thấy bố, nó lại cúi đầu chạy đi. Nó ít nói hơn và trở nên nhút nhát, không hay nói chuyện với bố nữa.
Không chỉ đánh đập tôi, anh còn ngăn cấm không cho tôi xuống mẹ. Cứ lần nào anh về là tôi không được bước chân ra khỏi nhà. Anh xúc phạm tôi, lôi cả bố mẹ tôi vào những lời nhiếc móc của anh. Đôi lần tôi cãi lại và đề nghị anh không được nói đụng đến gia đình tôi. Anh không nghe mà còn đánh tôi nhiều hơn.
Có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn. Nhưng tôi sợ chuyện này sẽ ảnh hưởng đến 2 đứa con tôi. Nếu cứ để thế này, tôi sợ khi lớn lên cả hai đứa trẻ sẽ bị mặc cảm và bị tổn thương. Có thể nó sẽ thù ghét bố, cũng có thể trở thành một người xấu, có ý nghĩ tiêu cực. Đứng giữa hai đứa con, tôi không biết phải làm thế nào.”
Chuyên gia tư vấn tâm lý:
Cảm ơn bạn đã gửi tâm sự về chuyên mục Tư vấn tâm lý, Tình yêu, Hôn nhân – Gia đình của Tư vấn An Nam những băn khoăn của bạn chuyên gia chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Tôi rất thông cảm với bạn về những vấn đề bạn đang gặp phải. Hẳn bạn đang phải chịu khá nhiều áp lực trong cuộc sống. Thế nhưng, bạn phải thật tỉnh táo để giải quyết vấn đến này.
Như bạn chia sẻ, anh đi làm xa nhà lâu nay, tuần anh ấy mới về nhà 2 ngày cuối tuần, vậy rất có thể chồng chị đã có những mối quan hệ ngoài luồng khác. Nếu đúng như vậy cùng với mặc cảm về bản thân mình từ bạn càng khiến quan hệ của vợ chồng bạn trở nên xấu hơn.
Theo nhận định qua câu chuyện của bạn, bạn nên lên tiếng để nói chuyện thẳng thắn với chồng của bạn, không nên cam chịu mãi như vậy. Người chồng của bạn liện tục sử dụng bạo lực với bạn, như vậy là vi phạm pháp luật. Xét về mặt tâm lý, anh ấy không chỉ gây tổn thương tâm hồn bạn mà còn gián tiếp khiến hai đứa con bạn bị ảnh hưởng.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Nếu chồng bạn là người gia trưởng, cọc cằn và không lắng nghe bạn thì theo tôi bạn nên viết cho anh ấy một lá thư. Bạn nên viết hết những suy nghĩ cũng như nguyện vọng của mình vào bức tâm thư ấy. Trong trường hợp chồng bạn đọc được mà có sự cảm thông với bạn thì anh ấy sẽ thay đổi trong cách cư xử và lời nói cũng như hành động. Còn ngược lại, nếu anh ấy nghĩ bạn đang làm mất thời gian của anh ấy, bạn không có quyền được làm thế mà có sử dụng bạo lực với bạn hơn thì bạn nên xem xét lại là có nên đi tiếp hay không
Bạn đã từng nghĩ đến việc ly hôn lại sợ bị ảnh hưởng đến con cái. Thế nhưng, có phải con cái cứ được ở với bố mẹ mới thực sự là tốt hạy không. Trong trường hợp của bạn, những đứa con bạn chính là nạn nhân của bố mẹ. Theo thống kê về tâm lý thì tỷ lệ trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần (trầm cảm) nguyên nhân do bạo lực gia đình là khá lớn. Bạn nói con trai lớn của bạn hiện giờ rất nhút nhát và có thái độ tránh né khi gặp bố, đó là một yếu tố tác động vào đứa bé làm nó trở nên mặc cảm.
Hơn nữa, ngoài khả năng mắc bệnh trầm cảm ra thì những đứa trẻ còn có xu hướng đua đòi theo lối sống buông thả. Nó sẽ tỏ ra chán đời, không chịu học hành, ham chơi, không có mục đích sống. Những lúc nó chứng kiến bố mẹ cãi vã là mỗi lần nó bị tổn thương trong tâm hồn. Và cũng có thể khi lớn lên nó sẽ có những hành động tương tự như bố với những người xunh quanh.
Chính vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Làm gì để tốt cho cả bạn và những đứa con của bạn. Nếu hai người sống với nhau mà tình trạng này cứ tiếp diễn thì liệu bạn có thoải mái không, những đứa con bạn có được yêu thương một cách trọn vẹn không? Hãy tự tay nắm bắt cuộc sống cho riêng mình bạn nhé.
Chúc bạn sớm lựa chọn được con đường riêng cho mình, tôi tin quyết định đó sẽ mang lại niềm tin cho bạn trong cuộc sống này.
Bài viết liên quan: