Nên làm gì khi biết mình trầm cảm
Nên làm gì khi biết mình trầm cảm? Rơi vào trầm cảm là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu chẳng may bị trầm cảm, bạn hãy tìm cho mình các hoạt động và cách đối mặt với nó một cách phù hợp để tình trạng bệnh của mình giảm đi, tránh gây ra những hậu quả tiêu cực không đáng có.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
- Cách phát hiện sớm và phòng ngừa rối loạn trầm cảm
Lời chia sẻ
Bên cạnh các căn bệnh về thể chất, thì ngày nay các bệnh về tinh thần ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, trong đó bệnh trầm cảm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Những người rơi vào trầm cảm vẫn bối rối, bế tắc không biết nên làm gì, nên chữa trị như thế nào khi biết mình trầm cảm? Vậy, nên làm gì khi biết mình trầm cảm?
1. Gặp chuyên gia về những vấn đề sức khỏe tâm lý
Thực tế, trầm cảm có một số dấu hiệu nhất định và tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài. Nhưng chúng ta sẽ dễ dàng có sự nhầm lẫn giữa trầm cảm với các hiện tượng tâm lý, cảm xúc bình thường của con người như: buồn, chán, mất tự tin vào bản thân.
Chính vì vậy, để biết trầm cảm hay không và bị ở mức độ nào thì bạn nên đến gặp nhà tâm lý hoặc bác sỹ thần kinh, họ sẽ cho bạn làm trắc nghiệm hoặc bằng một số biện pháp chuyên môn để xem bạn có trầm cảm không, trầm cảm ở mức độ nào, điều trị ra sao?
Hiện nay, có rất nhiều cách trị liệu trầm cảm, có thể uống thuốc, có thể trị liệu về tâm lý, hoặc có thể kết hợp cả hai. Khi đó, bạn sẽ lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp nhất.
2. Xây dựng thói quen lành mạnh
Những người bị bệnh trầm cảm thường cảm thấy chán nản, mệt mỏi, tự trách, chán ghét bản thân… Bạn không muốn làm gì, không thể làm gì, kể cả các hoạt động cá nhân thường ngày. Nhưng ngay cả những hoạt động bình thường như vậy cũng không thể hoàn thành, không thể làm tốt sẽ dễ sinh ra cảm giác chán chường, tự trách bản thân, như vậy bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Vậy nên bạn hãy cố gắng điều chỉnh bữa ăn, giấc ngủ của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên tập luyện thể dục, thể thao, khi bạn có sức khỏe thể chất tốt thì tâm trí của bạn cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, mọi suy nghĩ sẽ thông thoáng hơn, tránh xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.
3. Tham gia các hoạt động xã hội
Tham gia các hoạt động xã hội là cách giúp bạn cảm thấy cuộc sống của bản thân có ý nghĩa bởi có thể giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, biết thấu hiểu, đồng cảm với những người khác, bạn sẽ thấy rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người, từ đó, sẽ làm giảm bớt đi những suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, khi tham gia các hoạt động này bạn sẽ có cơ hội mở rộng các mối quan hệ hữu ích, giúp bạn trở nên năng động, tự tin hơn, không còn cảm thấy cô đơn, 1 mình nữa. Khi bạn dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác cũng là lúc bạn rút ngắn thời gian những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu bạn.
4. Làm những điều mình thích
Cũng giống như việc tham gia các hoạt động xã hội, việc bạn làm những điều mình thích sẽ khiến cho bạn ít có thời gian ngồi một mình, suy nghĩ về những điều tiêu cực.
Có thể khi biết mình trầm cảm, bạn sẽ khó có thể xác định điều mình thích là gì, điều mình muốn là gì; nhưng ắt hẳn bạn đã từng có những dự định chưa thực hiện. Vậy thì tranh thủ thời gian này bạn hãy làm những điều ấy, có thể đi du lịch, có thể tham gia một câu lạc bộ, học thêm một kỹ năng mềm hay chơi một loại nhạc cụ nào đấy. Điều đó sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui trong cuộc sống, và lạc quan hơn.
5. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh
Nhờ người xung quanh giám sát những kế hoạch, mục tiêu của bạn. Bởi khi rơi vào trầm cảm, bạn rất dễ chán nản và ít có động lực thực hiện; khi có người bên cạnh nhắc nhở và trợ giúp sẽ tốt hơn. Và khi có một người đồng hành cùng bạn như: cùng tập thể dục, cùng đi ra ngoài, cùng nấu ăn, cùng tham gia các hoạt động xã hội…tâm trạng của bạn cũng sẽ tốt hơn.
Rơi vào trầm cảm là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu chẳng may bị trầm cảm, bạn hãy tìm cho mình các hoạt động và cách đối mặt với nó một cách phù hợp để tình trạng bệnh của mình giảm đi, tránh gây ra những hậu quả tiêu cực không đáng có.
Bài viết liên quan: